Maurice Merleau-Ponty là một khoảnh khắc lớn của hiện tượng luận (một khoảnh khắc lớn khác của hiện tượng luận, theo một nghĩa khác: xem ở kia; "hiện tượng học": hehe, tôi chuẩn bị viết tiếp bài "Ý luận", chính là nơi tôi sẽ nói rất rõ tại sao không thể gọi cái đó là "hiện tượng học" mà là "hiện tượng luận"; bài về lý thuyết văn học và triết học cũng sắp tiếp tục, tôi còn chưa viết xong "introduction" cho nó :p tất cả sẽ cho thấy những người suốt ngày mở miệng "triết học triết học" ở Việt Nam suốt thời gian vừa qua đã tài tình đến thế nào trong việc hiểu sai mọi thứ).
Trong một bộ sách hai tập mang đúng tên Parcours, trong đó tập 1 về đoạn 1935-1951, tập 2 về đoạn 1951-1961 (1961 là năm Merleau-Ponty chết) (loại sách tập hợp hết cả những gì chưa in thành sách của một ai đó lại như thế này gây khủng hoảng lớn: Gilles Deleuze trước khi chết cấm người ta in loại sách đó, nhưng rồi người ta vẫn in: thêm một di chúc bị phản bội; bộ Dits et Écrits - ngoại truyện - của Michel Foucault bốn tập rất nhiều nghìn trang), có tài liệu rất đáng quan tâm dưới đây:
Showing posts with label jean-genet. Show all posts
Showing posts with label jean-genet. Show all posts
Nov 12, 2017
Aug 20, 2017
Aug 6, 2017
Lý thuyết văn học và triết học
Jean Genet (tôi chợt nhận ra là gần như chưa bao giờ tôi thực sự nhắc đến Genet; đây rất có thể là sai lầm lớn của tôi, mà thời gian tới đây tôi sẽ sửa chữa: hay là liên tục trong ba tháng liền chỉ không ngừng bình luận Genet nhỉ? :p nhưng điều này - tức là việc tránh né Jean Genet - không chỉ cần thiết mà còn hơn thế nhiều, bởi vì các nhân vật kiểu ma cà bông rất nguy hiểm, ta rất dễ bị thu hút trước những trò chơi của họ mà nhìn nhận họ sai lầm, rất nhiều "ma cà bông" chẳng có giá trị mấy: Henry Miller, Charles Bukowski hay Roberto Bolaño chính là tam vị bảo trợ cho một tập đoàn cực đông đảo lũ vờ vịt, ngoài đó ra còn có cả một dây dài nữa; George Steiner từng nói đến một trường hợp trong số đó: Dylan Thomas hiểu mình sẽ trở nên hấp dẫn nếu chơi mấy cái trò uốn éo; một trong các công việc của phê bình là, rất nhàm chán, phân biệt những gì "authentique" và không, chẳng khác gì (hiện nay) cuộc chiến đấu tuyệt vọng chống lại sự hiện diện khủng khiếp của McDonald's hay Starbucks: toàn cầu hóa giống như dịch hạch, nhưng lại không được coi là bệnh; trong toàn cảnh của toàn cầu hóa, đương nhiên có sự toàn cầu hóa của "khoa học", của những gì được coi là "trí tuệ") từng nói đại ý, cứ làm cho đến hết mức bất kỳ cái gì, như thế là đẹp; không làm cho đến tận cùng một cái gì (bất kỳ cái gì) nghĩa là không đẹp; nếu biết Genet là kẻ trộm chuyên nghiệp, đi tù cũng chuyên nghiệp, không xa lạ với bất cứ thứ gì bị coi là tồi tệ nhất của cuộc sống con người, ta sẽ thấy tầm vóc vấn đề lớn đến mức nào.
Jul 16, 2015
Stendhal giữa mùa hè
Giữa mùa hè, tôi có một chuyến mua sách hết sức loạng quạng. Thế nào mà không hề hy vọng từ trước, cuối cùng tôi đã vớ được, mà lại ngay ở Việt Nam, mà lại bản in đầu, cuốn sách mà tôi tìm kiếm nhất viết về Stendhal, cuốn sách của nhà văn phát xít Maurice Bardèche:
Subscribe to:
Posts (Atom)