Đã có "quan hệ" phê bình, giờ lại đến "sinh lý học" (về) phê bình, khéo mà sắp có đến giao này giao nọ, xuân giao chẳng hạn.
Đã (rất) nhiều lần nhắc đến Albert Thibaudet, nhưng đây mới là lần đầu tiên tôi dịch Thibaudet, mặc dù Thibaudet chính là chủ đề cuốn sách đầu tiên mà tôi tham gia để làm ra. Sainte-Beuve, Thibaudet và Roland Barthes làm nên trục chính của phê bình văn học, trên diện rộng nhất.
Showing posts with label hoai-thanh. Show all posts
Showing posts with label hoai-thanh. Show all posts
Apr 27, 2018
Nov 23, 2017
Thơ Mới: cấu trúc
Tiếp tục câu chuyện về Thơ Mới (trước hết, Thơ Mới là thơ không hề mới), đương nhiên là phải nói đến cấu trúc của nó. Vả lại, một cái gì có phải là mới hay không thì trước hết nó có là mới hay không ở trong cấu trúc của nó.
Aug 19, 2017
Thơ Mới
Một câu hỏi (rất nhỏ): Thơ Mới, cái hay được gọi là "Thơ Mới", có mới không?
Dường như, không khác mấy trong trường hợp của "lãng mạn" (xem ở kia), có một cái gì đó thật hài hước, rất hài hước khi một thực thể được gọi bằng một cái tên không mấy liên quan đến nó. Cũng như "lãng mạn" không hẳn là lãng mạn mà chỉ là người ta gọi một cái gì đó là "lãng mạn" (hơi giống đám nouveaux riches hiện nay, có một cái xuồng máy nhưng gọi nó là "du thuyền", hoặc như nhân vật của Balzac nghĩ dòng dõi gia đình mình ngược lên đến tận Clovis), "Thơ Mới" được gọi là "Thơ Mới" có lẽ vì chuyện nó mới ít hơn nhiều so với bởi vì người ta cứ gọi nó là "mới". Gọi nó là như thế nào thì nó cũng cứ kệ thôi chứ.
Dường như, không khác mấy trong trường hợp của "lãng mạn" (xem ở kia), có một cái gì đó thật hài hước, rất hài hước khi một thực thể được gọi bằng một cái tên không mấy liên quan đến nó. Cũng như "lãng mạn" không hẳn là lãng mạn mà chỉ là người ta gọi một cái gì đó là "lãng mạn" (hơi giống đám nouveaux riches hiện nay, có một cái xuồng máy nhưng gọi nó là "du thuyền", hoặc như nhân vật của Balzac nghĩ dòng dõi gia đình mình ngược lên đến tận Clovis), "Thơ Mới" được gọi là "Thơ Mới" có lẽ vì chuyện nó mới ít hơn nhiều so với bởi vì người ta cứ gọi nó là "mới". Gọi nó là như thế nào thì nó cũng cứ kệ thôi chứ.
Feb 15, 2017
Tản Đà vận văn vân vân vân vân
Không lâu sau khi Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu qua đời, bộ Tản Đà vận văn, gồm nhiều tập, được in; đây là bộ sách cho thấy đầy đủ thơ của Tản Đà hơn cả, bộ sách nhất thiết nếu muốn nhìn vào văn nghiệp, hay đúng hơn là thi nghiệp, của Tản Đà.
Một câu hỏi rất thú vị: bộ sách này có lịch sử như thế nào?
Một câu hỏi rất thú vị: bộ sách này có lịch sử như thế nào?
Nov 8, 2016
Sep 11, 2016
Trương Chính về Nguyên Hồng
Trương Chính đặt trong so sánh với Hoài Thanh, nhìn từ hiện tại, với tất tật kiên nhẫn trộn cùng chán ngán, cũng giống như mấy mối tương quan kỳ cục khác: cũng như Vũ Trọng Phụng được coi trọng trong khi Khái Hưng bị lãng quên, Xuân Diệu chứ không phải Đinh Hùng được coi là nhà thơ lớn (Xuân Diệu, kể cả ở giai đoạn trước 1945, có phải là nhà thơ lớn không? là một câu hỏi rất quan trọng cần sớm được trả lời cặn kẽ), nhưng bảng lược đồ văn chương tiền chiến Việt Nam theo Trương Chính kể cho ta một câu chuyện đúng cho một sự đọc mang tính chất phê phán hơn nhiều so với bảng lược đồ theo Hoài Thanh (xem thêm ở kia) - về cơ bản, Hoài Thanh hiểu nhầm hết, có lẽ vì nhìn từ một khoảng quá thấp
Apr 28, 2016
Feb 27, 2016
Dec 12, 2015
Nguyễn Vỹ
Lịch sử Việt Nam có một điều, là dành rất ít vị trí cho những nhân vật phản kháng. Nguyễn Vỹ là người gây khó chịu khủng khiếp, kiểu người không hay thấy ở Việt Nam; thời nào, dưới chế độ nào, Nguyễn Vỹ cũng gây khó chịu, và những điều khó chịu ấy đã gây cho bản thân Nguyễn Vỹ không ít hệ lụy.
Ta có một cái nhìn xách mé của Hoài Thanh, và dường như về sau, người ta toàn đánh giá văn nghiệp Nguyễn Vỹ dựa trên đánh giá của Hoài Thanh. Nhưng, lại thêm một lần nữa, Hoài Thanh đâu có tài năng bằng Nguyễn Vỹ, và thêm một lần nữa đánh giá của Hoài Thanh hoàn toàn không đáng tin. Thế Lữ là một người khác chê thơ Nguyễn Vỹ dữ dội, nhưng giờ đây đọc lại, tôi thấy thơ Nguyễn Vỹ không hề kém thơ Thế Lữ, thậm chí còn hơn nhiều.
Một quyển rất hiếm và rất sớm của Nguyễn Vỹ, giờ đây gần như không ai còn biết, viết vào thời điểm người Nhật mới bắt đầu xuất hiện ở Đông Dương:
Ta có một cái nhìn xách mé của Hoài Thanh, và dường như về sau, người ta toàn đánh giá văn nghiệp Nguyễn Vỹ dựa trên đánh giá của Hoài Thanh. Nhưng, lại thêm một lần nữa, Hoài Thanh đâu có tài năng bằng Nguyễn Vỹ, và thêm một lần nữa đánh giá của Hoài Thanh hoàn toàn không đáng tin. Thế Lữ là một người khác chê thơ Nguyễn Vỹ dữ dội, nhưng giờ đây đọc lại, tôi thấy thơ Nguyễn Vỹ không hề kém thơ Thế Lữ, thậm chí còn hơn nhiều.
Một quyển rất hiếm và rất sớm của Nguyễn Vỹ, giờ đây gần như không ai còn biết, viết vào thời điểm người Nhật mới bắt đầu xuất hiện ở Đông Dương:
Oct 1, 2015
Vùng đất lạnh
Câu chuyện về Võ Phiến sẽ còn dài.
Đọc một vòng, tôi càng thấy rõ hơn, văn chương thực chất là một cái bẫy. Phải tự đặt câu hỏi chứ: tại sao cả Tô Hoài lẫn Võ Phiến đều gắn vào với Nguyễn Tuân? Trả lời được thì sẽ hiểu được rất nhiều điều.
Đọc một vòng, tôi càng thấy rõ hơn, văn chương thực chất là một cái bẫy. Phải tự đặt câu hỏi chứ: tại sao cả Tô Hoài lẫn Võ Phiến đều gắn vào với Nguyễn Tuân? Trả lời được thì sẽ hiểu được rất nhiều điều.
Sep 5, 2015
Thêm một
Hoài Thanh không phải là một nhà phê bình văn học lớn. Giờ đã có thể lấy Hoài Thanh làm một phép thử: ai coi Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học lớn đều hiểu biết rất sơ sài về lịch sử phê bình văn học của Việt Nam.
Jun 10, 2015
Vàng và máu: một vị trí
Định mệnh trớ trêu, tôi lại trở thành người chiêu tuyết cho văn xuôi Thế Lữ.
Trong thơ, Thế Lữ như thế nào? Ta hãy nhớ rằng bài "Nhớ rừng" mà ta biết ngày nay, một kiệt tác không thể chối cãi, đã được sửa hoàn toàn: "Nhớ rừng" trong Mấy vần thơ 1941 không phải "Nhớ rừng" của Mấy vần thơ 1935. Thế Lữ đã sửa nó, hay ai đó sửa hộ? Theo tôi đây mới là một nghi án lớn.
Trong thơ, ta còn nên nhìn vào "Cây đàn muôn điệu", bài thơ tuyên ngôn của thơ Thế Lữ. Cứ đọc nó thật kỹ, toàn hình ảnh sáo mòn, vớ vẩn vô cùng. Tất cả những điều đó, Xuân Diệu, ở đỉnh cao thiên tài của mình, chỉ cần đến bốn câu thơ, bốn câu thơ đích thực, đầy chất siêu vượt, nhất là vượt cực xa thơ của Thế Lữ:
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả
Trong thơ, Thế Lữ như thế nào? Ta hãy nhớ rằng bài "Nhớ rừng" mà ta biết ngày nay, một kiệt tác không thể chối cãi, đã được sửa hoàn toàn: "Nhớ rừng" trong Mấy vần thơ 1941 không phải "Nhớ rừng" của Mấy vần thơ 1935. Thế Lữ đã sửa nó, hay ai đó sửa hộ? Theo tôi đây mới là một nghi án lớn.
Trong thơ, ta còn nên nhìn vào "Cây đàn muôn điệu", bài thơ tuyên ngôn của thơ Thế Lữ. Cứ đọc nó thật kỹ, toàn hình ảnh sáo mòn, vớ vẩn vô cùng. Tất cả những điều đó, Xuân Diệu, ở đỉnh cao thiên tài của mình, chỉ cần đến bốn câu thơ, bốn câu thơ đích thực, đầy chất siêu vượt, nhất là vượt cực xa thơ của Thế Lữ:
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả
Mar 3, 2015
Thơ Đinh Hùng: Hai thế giới
Ta sẽ khởi đầu bằng những gì xưa nay vẫn là nổi tiếng nhất của
thơ Đinh Hùng, gần như đương nhiên được coi là đặc trưng Đinh Hùng nhất. Để từ
đó thấy được nét độc đáo đầu tiên, cũng đồng thời là sự trớ trêu đầu tiên (cạm
bẫy đầu tiên; bởi vì thơ Đinh Hùng là thơ của cạm bẫy trùng trùng tiếp nối; thơ
ấy rất đáng sợ): nổi bật không hề là đặc trưng.
Sep 1, 2014
Những câu chuyện rất là khác
Aug 30, 2014
Lửa Thiêng: Một kinh nghiệm đọc thơ (mới)
“Lửa. - Lửa là vật chất hân
hoan, biến thành một niềm tín mộ. Phải chăng lửa là nơi vật chất và tinh thần
phân tranh, là nơi đất đá vô tri vì một niềm phấn khởi đã được có linh hồn? Lửa:
đó là kinh cầu tự của toàn Vũ trụ từ buổi sơ khai đến ngày tận thế.”
(Huy
Cận - Kinh cầu tự)
Các nhà nghiên cứu Lửa
Thiêng trước đây đã khám phá được quá nhiều điều giống nhau. Nhưng văn
chương dường như nằm ở chỗ khác chứ
không phải chỗ giống. Những điều đã
được phát hiện lại luôn luôn quá đúng (nên mới được đồng thuận cao như vậy).
Nhưng thơ ca có vẻ chẳng mấy khi nằm ở các khoảng tuyệt đối đúng. Vốn dĩ đặc
trưng của thơ là độ hàm súc ngôn từ khiến cho mọi phát ngôn của thơ (hay) đều
là chân lý, nên phê bình thơ nhằm đến các phát ngôn chân lý đơn thuần là một tautology nhàm chán.
Jul 3, 2014
Phê bình văn học Việt Nam trước 1945: lãng quên và tàn dư
Thời "tiền chiến" của văn chương Việt Nam, người ta thường cho đó là một giai đoạn rực rỡ, là cách mạng, là đỉnh cao. Nhưng với tôi, thời tiền chiến ấy là ngọn nguồn cho rất nhiều lãng quên, hiểu nhầm, và người ta luôn luôn có xu hướng nhìn nó rất méo mó.
Như trong lĩnh vực phê bình văn học: ngày nay Hoài Thanh cứ trở thành một khuôn mặt độc tôn một cách hết sức đáng ngờ. Rồi người hiểu biết hơn sẽ nói còn có Vũ Ngọc Phan, rồi Thiếu Sơn, vân vân.
Nhưng đâu phải là như vậy.
Ví dụ, Hoàng Ngọc Phách có thể như thế này, những thứ sau này rất ít người còn nhớ:
Thế cho nên, trong bài này, tôi sẽ "kể lại câu chuyện phê bình văn học Việt Nam trước 1945" thông qua một số nhân vật. Chỉ cần xem qua một cách thực sự nghiêm túc là biết, Hoài Thanh không thể là khuôn mặt độc tôn. Thậm chí, Hoài Thanh còn là một nhà phê bình thuộc "chiếu dưới", nếu như trong văn chương nói chung và phê bình văn học nói riêng có chiếu cói hay chiếu tatami.
Như trong lĩnh vực phê bình văn học: ngày nay Hoài Thanh cứ trở thành một khuôn mặt độc tôn một cách hết sức đáng ngờ. Rồi người hiểu biết hơn sẽ nói còn có Vũ Ngọc Phan, rồi Thiếu Sơn, vân vân.
Nhưng đâu phải là như vậy.
Ví dụ, Hoàng Ngọc Phách có thể như thế này, những thứ sau này rất ít người còn nhớ:
Thế cho nên, trong bài này, tôi sẽ "kể lại câu chuyện phê bình văn học Việt Nam trước 1945" thông qua một số nhân vật. Chỉ cần xem qua một cách thực sự nghiêm túc là biết, Hoài Thanh không thể là khuôn mặt độc tôn. Thậm chí, Hoài Thanh còn là một nhà phê bình thuộc "chiếu dưới", nếu như trong văn chương nói chung và phê bình văn học nói riêng có chiếu cói hay chiếu tatami.
Feb 18, 2013
Sách tháng Hai 2013
1. Phan An Sa. Nắng được
thì cứ nắng. Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn. Phương Nam & NXB Tri
thức. 687 tr., 170.000 đ. Lại Nguyên Ân viết “Lời giới thiệu”.
Với cá nhân tôi, tháng vừa rồi quá dễ “xử” vì tôi đã tìm
ngay ra được “cuốn sách của tháng”.
Phan
Khôi, càng nhìn càng thấy là một con người vĩ đại của lịch sử Việt Nam. Một
nhân vật bị khuất lấp, bởi vì thật ra lịch
sử rất bất công, chẳng có cái mai hậu công bằng nào ở đâu ra cả.
Cuốn sách của Phan An Sa (con trai của Phan Khôi) “cắt” hành
trạng của Phan Khôi từ 1936 trở đi cho đến khi Phan Khôi qua đời năm 1959. Lựa
chọn ấy là hợp lý trong tình trạng nghiên cứu Phan Khôi hiện nay, vì bộ sách của
Lại Nguyên Ân đã đi đến năm 1932, gom gần đủ các bài báo của Phan Khôi cho đến
năm ấy, và đã có một sưu tập Sông Hương
do Phạm Hồng Toàn thực hiện trước đây. Năm 1936 là năm Phan Khôi, sau chừng hai
mươi năm lăn lộn với những tờ báo, lần đầu tiên trở thành chủ nhiệm báo, tức là
chủ nhiệm Sông Hương. Đọc sách của
Phan An Sa (kỹ càng và nhiều chi tiết hơn nhiều so với Nhớ cha tôi Phan Khôi của Phan Thị Mỹ Khanh trước đây) ta sẽ biết
Phan Khôi sống trong tình cảnh như thế nào trong quãng thời gian ra 32 số Sông Hương, cũng như biết Phan Khôi đã
viết cuốn tiểu thuyết duy nhất của đời mình, Trở vỏ lửa ra bảo vệ người phụ nữ trong hoàn cảnh ra sao (cuốn này
sau in ở Phổ thông bán nguyệt san).
Cuốn sách cũng gần như khẳng định chắc chắn Phan Khôi bắt đầu viết báo từ Đăng cổ tùng báo, một điều còn tồn nghi
cho đến nay, tuy nhiên vẫn chưa đưa được chứng cứ cụ thể. Sự nghiệp của Phan
Khôi có thật nhiều điểm đặc biệt, và ta đã bắt đầu hình dung sự nghiệp ấy có lẽ
còn đồ sộ hơn cả một nhân vật hồi mấy năm vừa rồi đã được in lại rất nhiều tác
phẩm: Đào Trinh Nhất (cùng Phan Khôi, Đào Trinh Nhất là một trong “tứ đại làng
báo Nam Kỳ”); rất thú vị là trong cuốn sách của Phan An Sa có kể chi tiết Phan
Khôi phê bình Đào Trinh Nhất về quyển Phan
Đình Phùng. Có điều Phan Khôi gần như không in sách trong cả cuộc đời mình,
vĩnh viễn giữ vai trò “con người của các tờ báo”.
Nhan đề cuốn sách rút từ bài thơ mà Phan Khôi làm năm 1956:
Apr 15, 2010
Mua vui
Hự, ở đây có bác nào thuộc Kiều không?
Tôi muốn thử nhìn một số việc hẳn theo một cách khác, nên đánh quả liều ghép ứ hự của Nguyễn Công Trứ với cái ông nhà thơ cùng quê nhà cách có vài bước chân, là ông Nguyễn Du.
Câu vừa xong ở trên cũng chỉ là để đánh lạc hướng thôi :)
Bây giờ thử nhìn một cách khác: nếu thử không coi Nguyễn Du đương nhiên là đại thi hào dân tộc, thì Nguyễn Du có thể là gì? Cái từ đương nhiên này đặc biệt là thảm khốc: chắc chắn rất rất nhiều người cả đời đọc được dăm ba trích đoạn Kiều khi gặp ai đó hỏi nhà thơ vĩ đại nhất của nước mày là ai cũng nhanh chóng trả lời: Nguyễn Du, cho xong chuyện.
Tôi muốn thử nhìn một số việc hẳn theo một cách khác, nên đánh quả liều ghép ứ hự của Nguyễn Công Trứ với cái ông nhà thơ cùng quê nhà cách có vài bước chân, là ông Nguyễn Du.
Câu vừa xong ở trên cũng chỉ là để đánh lạc hướng thôi :)
Bây giờ thử nhìn một cách khác: nếu thử không coi Nguyễn Du đương nhiên là đại thi hào dân tộc, thì Nguyễn Du có thể là gì? Cái từ đương nhiên này đặc biệt là thảm khốc: chắc chắn rất rất nhiều người cả đời đọc được dăm ba trích đoạn Kiều khi gặp ai đó hỏi nhà thơ vĩ đại nhất của nước mày là ai cũng nhanh chóng trả lời: Nguyễn Du, cho xong chuyện.
Dec 31, 2009
Mấy cuộc trở lại
+ Cuối năm, thêm một bài bị out báo không cho đăng.
Năm 2009, văn học Việt Nam nếu có sôi động thì cũng chủ yếu là vì một số vụ việc mang lại buồn nhiều hơn vui. Trong một năm có rất ít tác phẩm mới đáng chú ý, thì sự trở lại của những gương mặt thời trước cũng như việc tái bản sách của vài nhà văn trước đây ít được phổ biến tác phẩm thực sự góp phần rất quan trọng cho một đời sống văn chương lành mạnh.
Trước hết là Trần Dần. Trường ca (mà Trần Dần gọi là “hùng ca-lụa”) Đi! Đây Việt Bắc có một hành trình gian khổ đúng như hành trình sáng tạo của tác giả. Sau hơn năm mươi năm, Đi! Đây Việt Bắc mới lần đầu tiên xuất hiện ở dạng nguyên vẹn (Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn). Mặc dù đã từng được xuất bản một cách chính thống vào năm 1990 dưới nhan đề Bài thơ Việt Bắc, chương II và chương cuối bài thơ hùng tráng này đến nay mới được trả về chỗ của chúng.
Con đường đi của Đi! Đây Việt Bắc đã được nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân vạch lại kỹ lưỡng ở lời bạt cho cuốn sách. Trích đoạn “Hãy đi mãi” (tức chương cuối) đã in trên báo Văn năm 1957 và nhiều trích đoạn khác in trên một số ấn phẩm sau này, nhưng rõ ràng là với một tác phẩm có tầm vóc như thế này, nếu không có toàn bộ văn bản thì ý nghĩa nghiên cứu sẽ mất đi rất nhiều.
Năm 2009, văn học Việt Nam nếu có sôi động thì cũng chủ yếu là vì một số vụ việc mang lại buồn nhiều hơn vui. Trong một năm có rất ít tác phẩm mới đáng chú ý, thì sự trở lại của những gương mặt thời trước cũng như việc tái bản sách của vài nhà văn trước đây ít được phổ biến tác phẩm thực sự góp phần rất quan trọng cho một đời sống văn chương lành mạnh.
Trước hết là Trần Dần. Trường ca (mà Trần Dần gọi là “hùng ca-lụa”) Đi! Đây Việt Bắc có một hành trình gian khổ đúng như hành trình sáng tạo của tác giả. Sau hơn năm mươi năm, Đi! Đây Việt Bắc mới lần đầu tiên xuất hiện ở dạng nguyên vẹn (Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn). Mặc dù đã từng được xuất bản một cách chính thống vào năm 1990 dưới nhan đề Bài thơ Việt Bắc, chương II và chương cuối bài thơ hùng tráng này đến nay mới được trả về chỗ của chúng.
Con đường đi của Đi! Đây Việt Bắc đã được nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân vạch lại kỹ lưỡng ở lời bạt cho cuốn sách. Trích đoạn “Hãy đi mãi” (tức chương cuối) đã in trên báo Văn năm 1957 và nhiều trích đoạn khác in trên một số ấn phẩm sau này, nhưng rõ ràng là với một tác phẩm có tầm vóc như thế này, nếu không có toàn bộ văn bản thì ý nghĩa nghiên cứu sẽ mất đi rất nhiều.
Oct 16, 2009
Trẻ tuổi và tranh đấu
+ Một bài còn sót lại chưa đăng báo được, giờ cũng chẳng đăng nữa.
Sự kiện có ý nghĩa nhất của dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoài Thanh vừa rồi nằm ở việc xuất bản cuốn sách Hoài Thanh trên báo Tràng An (NXB Hội Nhà văn). Những bài báo do Hoài Thanh viết ở thời tuổi trẻ ấy hứa hẹn sẽ làm cho cách hiểu về ông cũng như các sự kiện quan trọng của lịch sử văn học Việt Nam trước 1945 có thay đổi không nhỏ.
Quả thực, lễ kỷ niệm lớn cùng rất nhiều bài báo ca ngợi tài năng và con người Hoài Thanh không đóng góp được điều gì đáng nói cho nhu cầu tìm hiểu sâu hơn một nhân vật lớn, một nhà phê bình luôn ở trung tâm nền văn học Việt Nam trong suốt nhiều năm. Được nhà nghiên cứu Từ Sơn thực hiện cùng giúp đỡ về tư liệu của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Hoài Thanh trên báo Tràng An đăng lại các bài Hoài Thanh viết đăng trên báo Tràng An của Bùi Huy Tín tại Huế trong hai năm 1935, 1936, giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của Hoài Thanh: cùng khoảng thời gian cuốn Văn chương và hành động (Hoài Thanh ký tên cùng Lưu Trọng Lư và Lê Tràng Kiều) bị chính quyền thực dân tịch thu, đồng thời với cuộc tranh cãi giữa Hoài Thanh và nhóm Hải Triều, Phan Văn Hùm, và cũng là không lâu trước khi Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam cùng Hoài Chân.
Sự kiện có ý nghĩa nhất của dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoài Thanh vừa rồi nằm ở việc xuất bản cuốn sách Hoài Thanh trên báo Tràng An (NXB Hội Nhà văn). Những bài báo do Hoài Thanh viết ở thời tuổi trẻ ấy hứa hẹn sẽ làm cho cách hiểu về ông cũng như các sự kiện quan trọng của lịch sử văn học Việt Nam trước 1945 có thay đổi không nhỏ.
Quả thực, lễ kỷ niệm lớn cùng rất nhiều bài báo ca ngợi tài năng và con người Hoài Thanh không đóng góp được điều gì đáng nói cho nhu cầu tìm hiểu sâu hơn một nhân vật lớn, một nhà phê bình luôn ở trung tâm nền văn học Việt Nam trong suốt nhiều năm. Được nhà nghiên cứu Từ Sơn thực hiện cùng giúp đỡ về tư liệu của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Hoài Thanh trên báo Tràng An đăng lại các bài Hoài Thanh viết đăng trên báo Tràng An của Bùi Huy Tín tại Huế trong hai năm 1935, 1936, giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của Hoài Thanh: cùng khoảng thời gian cuốn Văn chương và hành động (Hoài Thanh ký tên cùng Lưu Trọng Lư và Lê Tràng Kiều) bị chính quyền thực dân tịch thu, đồng thời với cuộc tranh cãi giữa Hoài Thanh và nhóm Hải Triều, Phan Văn Hùm, và cũng là không lâu trước khi Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam cùng Hoài Chân.
Subscribe to:
Posts (Atom)