Mười năm: tất nhiên khi nói "nữa", tôi muốn quy chiếu vào mười năm ởkia, nhưng "nữa" ở đây không theo nghĩa mười năm, rồi lại mười năm tiếp theo, như là "nghìn năm nữa khác sẽ qua", lời một trong mấy bài "Hòn vọng phu" của Lê Thương: "mười năm nữa" ở đây đồng thời cũng là "mười năm khác".
Showing posts with label orhan-pamuk. Show all posts
Showing posts with label orhan-pamuk. Show all posts
Apr 12, 2019
Nov 11, 2017
Bốn sách mới
Tiếp tục câu chuyện về những cuốn sách mới; giống như là các "khúc ca" của Maldoror, trong đó "khúc" mới nhất là ở kia. Càng ngày tôi càng thấy lung lay hơn cái ý định không bao giờ nói đến sách mới nữa; dẫu sao, có những lúc chúng cũng hấp dẫn quá mức.
May 28, 2017
Viết một thành phố
Khi đọc Orhan Pamuk viết về thành phố Istanbul, ta thấy ngưỡng mộ. Nhưng thật ra, ta ngưỡng mộ gì khi đọc Pamuk? Chủ yếu, ta ngưỡng mộ ở đó sự nỗ lực, những nỗ lực lớn, rất nhiều nỗ lực.
Một đại cao thủ đệ nhất giang hồ gây khiếp sợ, tạo ra lòng ngưỡng mộ (một sự ngưỡng mộ ép buộc; về ngưỡng mộ, xem thêm ở kia). Đấy là một sự ngưỡng mộ đương nhiên, khi ngần ấy đầu rơi máu chảy tan nát trên con đường một nhân vật vươn lên vị trí đệ nhất.
Một đại cao thủ đệ nhất giang hồ gây khiếp sợ, tạo ra lòng ngưỡng mộ (một sự ngưỡng mộ ép buộc; về ngưỡng mộ, xem thêm ở kia). Đấy là một sự ngưỡng mộ đương nhiên, khi ngần ấy đầu rơi máu chảy tan nát trên con đường một nhân vật vươn lên vị trí đệ nhất.
Jan 13, 2016
lại vẫn nhưng
băn khoăn, tôi rất băn khoăn, băn khoăn nhất khi đọc lại chính tôi, một công việc vô cùng khó nhọc, nghiệt ngã nhất trong sự nhìn lại (ví dụ như ở đây); hiểu mình là điều khó nhất, vậy thôi
tôi lại thấy thêm ở đây
ở đây
và ở đây
và nhất là bài viết dưới đây, mà hình như tôi đã không cho lên blog này, khi viết nó vào quãng giữa năm 2010; nó tuyệt đối quan trọng
tôi lại thấy thêm ở đây
ở đây
và ở đây
và nhất là bài viết dưới đây, mà hình như tôi đã không cho lên blog này, khi viết nó vào quãng giữa năm 2010; nó tuyệt đối quan trọng
Thành phố được suy tàn
Nov 20, 2014
Nhặt những vụn vặt
Một tác phẩm nghệ thuật không thể không vị kỷ, nếu không vị kỷ nó sẽ không là tác phẩm nghệ thuật.
Oct 4, 2014
Đào Trinh Nhất viết báo
Trong Istanbul, Orhan Pamuk dành rất nhiều trang cho các nhà bỉnh bút chuyên về thành phố Istanbul, nhất là Ahmed Rasim. Các nhà bỉnh bút giữ mục (giữ cột - columnist, hay feuilletonniste) cứ ngày ngày, trong hàng chục năm, viết về đủ thứ trên đời, về những thứ họ nhìn thấy, đọc được hay nghĩ ra. Trong cuốn tiểu thuyết mới, Bảo tàng Ngây thơ của Pamuk cũng có một nhân vật bỉnh bút có biệt hiệu "Cẩm Chướng" gì đó. Các bỉnh bút báo chí, cái loài kỳ quặc ở thời điểm tồn tại, nhiều chục năm sau này ta mới thấy được giá trị của họ, khi mà khung cảnh chung mà họ sống ở trong không còn nữa, hình dung lại vô cùng khó nhọc. Nhất là ta đọc ra ý vị trong những câu chuyện họ kể và ngôn từ họ dùng.
Ở Việt Nam trước đây cũng từng có những nhà bỉnh bút như thế, trong đó Đào Trinh Nhất là một. Ngày nay phần lớn sách của Đào Trinh Nhất đã được in lại, nhưng cái ngòi bút gọn ghẽ và sự châm biếm nhẹ nhàng, bỡn cợt ấy phải tìm trong các bài báo. Đào Trinh Nhất sinh đúng vào năm 1900, con trai của Đào Nguyên Phổ nên dễ dàng có mối quan hệ với Đông Kinh Nghĩa Thục và Phan Chu Trinh, sau này có mười năm làm báo huy hoàng ở Nam Kỳ (1929-1939).
Dưới đây là mấy bài báo Đào Trinh Nhất đăng trong mục "Chuyện thị phi" của tờ Đuốc Nhà Nam, tờ báo tồn tại vào cuối thập niên 20 cho đến giữa thập niên 30. Bút danh của Đào Trinh Nhất cho mục này là Nam Chúc ("chúc" là đuốc, "nam" ý nói nước Nam). Đào Trinh Nhất nói đến vụ toàn quyền Pasquier bị rơi máy bay bỏ mạng đầu năm 1934 và gợi lại một lịch sử đi sứ của Việt Nam. Đặc biệt, Đào Trinh Nhất rất ghét Tàu; tác phẩm đầu tiên của Đào Trinh Nhất tên là Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ xuất bản rất sớm trong đời Đào Trinh Nhất, vào năm 1924; ông cũng đối chiếu kiểu khinh người của dân Tàu với chính sách bài Do Thái của nước Đức thời Hitler (gọi là Hách-lê). Bài báo thứ ba dùng để chế nhạo tờ Công luận, cụ thể hơn là chĩa mũi dùi vào Diệp Văn Kỳ, một nhà báo nổi tiếng thời ấy.
Phát hiện ra Đào Trinh Nhất từng đọc báo Je suis partout, tờ báo cực hữu với yếu nhân là Lucien Rebatet.
Ở Việt Nam trước đây cũng từng có những nhà bỉnh bút như thế, trong đó Đào Trinh Nhất là một. Ngày nay phần lớn sách của Đào Trinh Nhất đã được in lại, nhưng cái ngòi bút gọn ghẽ và sự châm biếm nhẹ nhàng, bỡn cợt ấy phải tìm trong các bài báo. Đào Trinh Nhất sinh đúng vào năm 1900, con trai của Đào Nguyên Phổ nên dễ dàng có mối quan hệ với Đông Kinh Nghĩa Thục và Phan Chu Trinh, sau này có mười năm làm báo huy hoàng ở Nam Kỳ (1929-1939).
Dưới đây là mấy bài báo Đào Trinh Nhất đăng trong mục "Chuyện thị phi" của tờ Đuốc Nhà Nam, tờ báo tồn tại vào cuối thập niên 20 cho đến giữa thập niên 30. Bút danh của Đào Trinh Nhất cho mục này là Nam Chúc ("chúc" là đuốc, "nam" ý nói nước Nam). Đào Trinh Nhất nói đến vụ toàn quyền Pasquier bị rơi máy bay bỏ mạng đầu năm 1934 và gợi lại một lịch sử đi sứ của Việt Nam. Đặc biệt, Đào Trinh Nhất rất ghét Tàu; tác phẩm đầu tiên của Đào Trinh Nhất tên là Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ xuất bản rất sớm trong đời Đào Trinh Nhất, vào năm 1924; ông cũng đối chiếu kiểu khinh người của dân Tàu với chính sách bài Do Thái của nước Đức thời Hitler (gọi là Hách-lê). Bài báo thứ ba dùng để chế nhạo tờ Công luận, cụ thể hơn là chĩa mũi dùi vào Diệp Văn Kỳ, một nhà báo nổi tiếng thời ấy.
Phát hiện ra Đào Trinh Nhất từng đọc báo Je suis partout, tờ báo cực hữu với yếu nhân là Lucien Rebatet.
nguồn tư liệu: courtesy of THC
Aug 29, 2014
[tiện bút] Những ngôi nhà ấy đã
Những ngôi nhà ấy đã còn, nhưng những ngôi nhà ấy cũng đã mất.
Năm lên năm tuổi, lúc nào tôi cũng thường trực nỗi thúc giục cấp kíp là nằm trên giường úp mặt vào vách; vách đất trộn trấu, dứt dứt đầu mẩu trấu và lấy đầu ngón tay miết rồi chọc vào đất, lẽ dĩ nhiên tôi chỉ mường tượng êm ả ngái ngủ về một cảm giác đê mê đần độn chứ không nuôi dưỡng chút khoái thú nào về phá hoại.
Oct 18, 2013
Aug 30, 2013
múc hay không múc :p
có những lúc viết ngắn khó thật, hehe, đây là text bìa cho Other Colors
Những
màu khác minh chứng cho tham vọng văn chương Orhan
Pamuk. Cuốn sách là sự nối dài đầy ngoạn mục, những “ngoại truyện” bổ sung cho
các tiểu thuyết của ông, những thêm thắt về cảm giác vốn đã huy hoàng trong cuốn
hồi ký tuyệt vời Istanbul, và nhất là
ở đây, ta được chứng kiến Pamuk trong tư cách một người đọc cự phách; người đọc
ấy hào phóng dẫn dắt ta đến với thế giới những tác giả mà ông sùng mộ nhiều chục
năm nay: Camus, Flaubert, Dostoyevsky, Nabokov… những thế giới của sự đọc ấy mở
rộng nhiều lần đường biên giới của sự viết ký tên Pamuk.
Orhan Pamuk tiểu thuyết gia đã rất thành công với Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng hay Cuốn sách
đen, nhưng vì là một nhà văn rất tham vọng, “phổ màu” của ông còn muốn bao
trùm rộng lớn hơn nữa, lên chính trị, hội họa cổ điển, những tản văn ngắn, và
lên sự đọc.
Jun 29, 2013
Những viết ngắn
Viết dài hay viết ngắn đều khó cả, nhưng cái khó của viết dài chủ yếu nằm ở cấu trúc nhiều hơn, còn viết ngắn, đến mức cực ngắn, thì khó nhất là ở chỗ lựa chọn: chỉ được chọn một ý tưởng, phải phòng chống tham lam, phải chống trả sự lắm lời một cách triệt để.
Bìa sau quyển sách chỉ đủ chỗ cho vài câu văn. Viết như thế nào là cả một vấn đề. Thật ra tôi thích sách không có text bìa hoặc text bìa là trích từ trong sách hơn, nhưng đó là với những tác giả đã quá nổi tiếng không cần nhiều giới thiệu, hoặc tác phẩm kinh điển tái bản.
Bìa sau quyển sách chỉ đủ chỗ cho vài câu văn. Viết như thế nào là cả một vấn đề. Thật ra tôi thích sách không có text bìa hoặc text bìa là trích từ trong sách hơn, nhưng đó là với những tác giả đã quá nổi tiếng không cần nhiều giới thiệu, hoặc tác phẩm kinh điển tái bản.
Jun 11, 2013
khác, khác, đã khác :p
Trong Other Colors, có một đoạn Pamuk viết như sau:
"The Western reader is entranced by the strangeness and facile narration of the columnists I parody, who belong to a tradition that stretches beyond Turkey to include many other countries living within the same cultural contradictions. They are a dying breed, but we can still find echoes of them in columnists writing in Turkey today".
Ở đây Pamuk đang nói đến truyền thống các bỉnh bút trên báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, những người chuyên giữ mục và có quyền lực rất lớn, quyền lực thực chứ không phải đùa, nhưng đổi lại thì cũng hay phải đi tù hay ra tòa :p
"The Western reader is entranced by the strangeness and facile narration of the columnists I parody, who belong to a tradition that stretches beyond Turkey to include many other countries living within the same cultural contradictions. They are a dying breed, but we can still find echoes of them in columnists writing in Turkey today".
Ở đây Pamuk đang nói đến truyền thống các bỉnh bút trên báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, những người chuyên giữ mục và có quyền lực rất lớn, quyền lực thực chứ không phải đùa, nhưng đổi lại thì cũng hay phải đi tù hay ra tòa :p
Jun 7, 2012
Vladimir Nabokov là một ông hoàng
Mở đầu bài tiểu luận vô cùng thành kính của mình về Nabokov
(chính xác hơn là về những bài giảng văn học của tác giả Lolita tại Đại học Cornell), nhà văn Mỹ John Updike viết: “Vladimir
Vladimirovitch Nabokov sinh cùng ngày với Shakespeare, vào năm 1899, ở
Saint-Petersburg (ngày nay là Leningrad), trong một gia đình vừa giàu có vừa có
dòng dõi quý tộc”.
Sep 16, 2011
Tâm sự của nước độc
khai quật đồ cổ :p
Những ngày cuối năm này bỗng nhiên thấy nhớ ông Nguyễn Tuân. Tôi bèn trang trọng kính mời tôi đi tìm ông ở trên giá sách. Nói nhớ ông Nguyễn Tuân là không chính xác, tôi chỉ nhớ Chùa Đàn, nơi có câu đề từ “Ai hát hay mà ai hay nghe hát” lấy lại từ một bài hát nói của Nguyễn Công Trứ.
Lay lắt một tập Chuyện nghề (NXB Tác phẩm mới, 1986; tôi vẫn thích nhìn vào trang xi nhê của sách in hồi đó, thường xuyên là các số có năm chữ số: lần này là “In 10.100 cuốn khổ 13×19”, rất không giống sách của bây giờ, nhiều khi chỉ có đìu hiu ba chữ số) nằm bên cạnh tập Mưa Thuận Thành. Tập thơ này tôi còn nhớ rất rõ mình đã mua nó (hay là cứu nó?) từ một gánh hàng đồng nát nào đó tình cờ gặp trên đường. Chắc là tôi cũng đã không mua nó, nếu như ở trang đầu tiên không có dòng chữ “Thân tặng” và chữ ký ở dưới đọc rất rõ là “Hoàng Cầm”, ghi thêm ngày tháng “1/91”. Giá của tập thơ này hình như chưa đến 500 đồng, nếu tính thị giá tương đương của bây giờ thì cũng rất rẻ mạt. Trong lịch sử văn học hiện đại, đã có chuyện Paul Theroux vì tình cờ phát hiện sách mình đem tặng Naipaul xuất hiện cả lố tại một hiệu sách mà đã trở thành một kẻ tử thù của “Sir”. Chắc là tôi cũng sẽ đỏ mặt một chút hoặc là cười một chút khi chính mình rơi vào cảnh tượng ấy. Rất may (hay không may) là tập Mưa Thuận Thành tôi tìm thấy trên vỉa hè lần ấy không ghi rõ tên người nhận của lời đề tặng.
Jun 4, 2010
Dành cho các bác nghiên cứu lịch sử âm nhạc VN
Tôi mới mò ra được một loạt bài mang tên Quá trình tiến triển của lịch sử nền nhạc Việt của Nguyễn Duy Diễn và Phạm Vinh, giáo sư trường trung học Văn Lang và trường Bắc Bình Vương, đăng gần 10 kỳ trên một tờ tạp chí Hà Nội trước 1954, loạt bài nhiều tài liệu phong phú. Nếu hai nhà nghiên cứu âm nhạc Jason Gibbs và Nguyễn Trương Quý còn chưa có thì tôi sẵn sàng cung cấp. Nguyễn Duy Diễn sau này vào Sài Gòn dạy học, viết rất nhiều sách thuộc dạng sách giáo khoa văn học.
Mang tài liệu ra để câu bộ sách của bác Quý :) Trong trilogy này tôi đã có lần review quyển Ăn phở rất khó thấy ngon. Tuy rằng bác Quý đã hứa sẽ tặng nhưng cứ thế mà nhận thì cũng ngại, đấy bác xem có mấy cái tài liệu em mang đổi, bác tặng sách em nhá :d
------------------
(đợi lát viết tiếp)
Tiếp đây:
Mang tài liệu ra để câu bộ sách của bác Quý :) Trong trilogy này tôi đã có lần review quyển Ăn phở rất khó thấy ngon. Tuy rằng bác Quý đã hứa sẽ tặng nhưng cứ thế mà nhận thì cũng ngại, đấy bác xem có mấy cái tài liệu em mang đổi, bác tặng sách em nhá :d
------------------
(đợi lát viết tiếp)
Tiếp đây:
May 24, 2010
Project Balzac (1)
Chuyển lừa thành ngựa, í lộn chuyển hậu thành tiền, học tập tinh thần binh pháp Tôn Ngô :d Lục lại một bài cũ đã post có chủ đề Balzac. Hôm 20 vừa rồi là sinh nhật ông ấy đấy, thế mà các bác chẳng chịu nhớ gì cả, cứ đi chúc mừng một người khác, và… tôi :((
-----------------
Vinh quang và một cốc nước cho Balzac
Người ta nói mãi và sẽ không thôi nói mãi về một số người. Điều này đặc biệt đúng với một số nhà văn lớn của Chủ nghĩa Lãng mạn: Richardson, Flaubert, Stendhal, hay Balzac. Với một số người, chưa đọc Balzac hay Dickens (nhất là Balzac) thì chưa thể nói là biết viết tiểu thuyết được. Rất tiếc là tôi thấy điều này đúng. Hai trong mấy quyển tôi đọc thời gian gần đây đều xuất hiện cuốn sách Clarissa của Richardson (cho dù Pamela có ý nghĩa hơn trong lịch sử của Chủ nghĩa Lãng mạn nhưng Clarissa lại có vẻ có sức sống dài hơn): trong Nam tước trên cây (Il Barone rampante) của Italo Calvino tên cướp Gian ChùmThạchThảo vì mê đọc sách, mà nhất là sách của Richardson, mà thân bại danh liệt với tư cách tướng cướp, thậm chí còn bị treo cổ; và trong Atonement của Ian McEwan, đoạn Cecilia ngúng nguẩy với Robbie.
Cũng không hiểu tại sao tại Việt Nam người ta cứ chia ra thành lãng mạn và hiện thực rồi chê bôi lãng mạn, đề cao hiện thực, nghĩ rằng lãng mạn là một bậc thang (mọt ruỗng) để con người có lương tri bước tới hiện thực. Một phần lý do chắc là nằm ở chỗ muốn lồng khung cho cái gọi là "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa", nhưng điều này thật là bùn xịt. Balzac vẫn không thôi là một nhà văn lãng mạn, cũng như Stendhal, cũng như Rousseau. Một số mối liên quan rất có thể là có ý nghĩa: ở đám tang Balzac, Victor Hugo là người đọc điếu văn, còn Balzac là một trong những người hiếm hoi của thời ấy hiểu được Stendhal là một thiên tài. Bài viết ca ngợi Stendhal quan trọng đầu tiên nếu tôi nhớ không nhầm là của Balzac. Stendhal sau này "nói dỗi" một câu rằng phải vài chục năm nữa, không nhớ chính xác con số, hình như năm mươi, người ta mới bắt đầu đọc tôi. Điều quái gở là những lời nói dỗi (boutade) kiểu ấy sau này lại thường đúng đến đáng kinh ngạc.
Người ta cứ đọc và đọc mãi các nhà văn cổ điển. Calvino từng tìm cách trả lời câu hỏi tại sao lại đọc các nhà văn cổ điển (nhan đề tiếng Pháp của cuốn sách là Pourquoi lire les classiques?). Eliot cũng từng tìm cách lý giải, rồi đến Coetzee. Éric Chevillard thì có một câu mỉa mai, đại ý người ta thích các nhà văn đã chết không phải vì họ có giá trị hơn mà vì họ không viết nữa. Một câu trả lời khả dĩ là bởi vì đọc các nhà văn cổ điển có thể tìm được nhiều điều hơn người ta tưởng. Tấn trò đời (La Comédie humaine) chứa đựng nhiều thứ hơn những con người hiện đại tưởng. Thật đáng tiếc là bộ sách tiếng Việt 16 tập lại chưa dịch Người đàn bà tuổi ba mươi (La Femme de trente ans), nhưng cũng đã dịch Cô gái mắt vàng (La Fille aux yeux d'or). Cô gái mắt vàng là câu chuyện về lesbian, còn Người đàn bà tuổi ba mươi ngoài đoạn đầu miêu tả không thể hay hơn về một cuộc duyệt binh (cuộc duyệt binh cuối cùng) của Napoléon còn là câu chuyện về một người đàn bà phức tạp tự phát hiện ra bản thể đàn bà của mình ở một cái tuổi thời ấy coi như là chấm dứt tính nữ. Thật bực mình vì bộ sách này của tôi chỉ có 14 tập, thiếu đúng hai tập đầu quan trọng hơn cả, vì có Introduction.
Ngày hôm nay, 20/5, là sinh nhật của Balzac (210 tuổi). Lý thuyết của chị So về việc các vĩ nhân cứ dồn vào sinh đẻ một ngày có vẻ rất là đúng :) Chắc cũng vì thế mà tờ Công an Nhân dân có một bài về Balzac. Tờ báo có trang văn hóa khá này, dĩ nhiên, như thường lệ, lại làm tan nát cõi lòng của những người đọc văn chương. Cứ nhìn cái tên Những bông huệ đồng bằng thì biết, cứ như là Bông huệ trong thung chưa bao giờ là một bản dịch thuộc loại canonique, magistral tại Việt Nam vậy. Thế mà tại đất nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta từ lâu nay Balzac vẫn được xếp vào loại văn chương tư sản nhưng có "cái nhìn tốt" với quần chúng vô sản đấy. Đoạn cuối kể về người tình "nào đó" cũng vậy, nữ công tước Hanska mà đáng bị đối xử như vậy đấy.
Đôi khi, I take it personal(ly). Thứ nhất là nếu có viết báo thì tôi cũng chỉ viết cho những tờ có trang văn hóa không khá. Cũng chẳng hề có ý định nghe theo lời khuyên của bác nào đó tự túm tóc mình mà giật lên từng milimet một nhằm bước vào thế giới của những tờ báo bùn xịt (trong mắt tôi).
Thứ hai, Balzac và Jules Verne là hai nhà văn sớm nhất mà tôi đọc theo kiểu "người lớn", nghĩa là đi tìm những quyển nào có ký tên Balzac và Verne để đọc chứ không phải kiểu đọc bất cứ thứ gì rơi vào tay, từ giấy báo gói xôi cho tới Cánh buồm đỏ thắm. Những ngày vật lộn với từng núi câu văn của Balzac cách đây gần hai mươi năm ấy không dạy được nhiều cho tôi về văn chương bằng niềm tin vào sự thử thách và phẩm giá của tinh thần chiến đấu, cũng như phần thưởng cho sự kiên nhẫn. Đến giờ tôi cũng chưa đọc hết Verne và Balzac, thành thử rất lấy làm an ủy khi đọc một bài phỏng vấn Pamuk trong đó ông ấy nói đến giờ vẫn chưa đọc hết Proust và có lẽ cũng sẽ chẳng bao giờ đọc hết, nhưng điều đó không có gì liên quan đến việc ông ấy coi Proust là thần tượng của mình. Đôi khi chuyện lại cứ diễn ra theo chiều hướng ấy.
Thứ ba, Bông huệ trong thung chính là hình ảnh mở đầu bộ phim Baisers volés của Truffaut, nằm trên mặt của Antoine Doinel nhân vật fétiche của Truffaut và luôn do Jean-Pierre Léaud diễn viên fétiche của Truffaut đóng.
+ Vinh quang thì rõ rồi, đời Balzac chỉ ưa vinh quang phù phiếm, chắc cũng tại tự dưng lại mang cái tên Honoré làm gì cho khổ. Nhưng còn cốc nước? À là bởi vì hôm nay trời nóng quá :)
-----------------
Bắt đầu động đến đống quà tặng, bới ra ngay quyển Magazine Littéraire số mới nhất, tức là số tháng Năm 2010 (nhìn giá thấy đã tăng lên 6 euro hic, thời giá tăng chóng mặt ở khắp mọi nơi, thế là bằng một bao Marlboro rouge rồi còn gì nữa). Số này chuyên đề lớn là “Les écrivains du Grand Siècle”, tức là về các nhà văn Thế kỷ Lớn, thế kỷ lớn tức là thế kỷ XVII, chuyên đề do Joseph Macé-Scaron chịu trách nhiệm (Macé-Scaron là người viết tất cả xã thuyết của tờ tạp chí, chức danh Directeur de la rédaction, còn cao hơn tổng biên tập rédacteur-en-chef một bậc, đại khái giống như là chỉ đạo nghệ thuật Khắc Huề), chủ yếu viết về Molière, Bossuet, nhóm Port-Royal, Saint-Simon, đặc biệt có một bài so sánh Truffaut với Molière, Godard với Racine. Tuyệt, tuyệt :d
Ờ gần cuối số báo có một bài ngắn đưa thông tin về Balzac:
Thông tin đó là kế hoạch xuất bản quyển số ghi chép huyền thoại của Balzac mang tên Pensées, sujets, fragmens mà Baclzac viết từ 1830 đến 1847, gồm rất nhiều điều Balzac ghi chép chuẩn bị cho các tác phẩm của mình. Ta biết rằng quãng thời gian này là quãng thời gian “prolifique” nhất trong cuộc đời sáng tạo của Balzac. Laure Surville (chị/hay là em gái của Balzac nhỉ, quên mất rồi) nói Balzac gọi cuốn sổ này là “garde-manger” tức là “chạn thức ăn”, còn trong một bức thư gửi người tình xa xôi Hanska, Balzac gọi đó là “le grand parc de mes idées” (công viên ý tưởng).
1882, khi vợ Balzac bán đồ của chồng, quyển sổ này được chuyên gia (libraire expert) giữ lại rồi bán cho nhà sưu tầm Gustave Clément-Simon. Clément-Simon chết mà chưa kịp đem in nó. Jacques Crepet, một chuyên gia lớn về Balzac, tiếp quản vào năm 1910. Kể từ 1910 quyển sổ đã được đem triển lãm tổng cộng ba lần (1949, 1950 và 1999), nhưng chưa bao giờ được in thành sách.
Từ “fragmens” là đúng theo Balzac, không phải “fragments” như chính tả ngày nay, vì Balzac đã viết từ này trước khi Viện Hàn lâm Pháp công bố version thứ sáu cuốn từ điển của Viện (năm 1835) quy định từ nay “fragment” phải viết là “fragment” :d
Khoảng tháng Chín tới quyển sổ sẽ được triển lãm tại Musée des Lettres et Manuscrits, Paris 7e. Giá kể có bác nào tài trợ cho mình sang đó dịp ấy để ngó một cái nhỉ :)))
-----------------
Bài của tôi vừa đăng trên Sài Gòn tiếp thị số hôm nay, về Istanbul. Hôm viết bài, lúc đọc soát buồn ngủ quá nên để sót một lỗi thiếu chữ (một chữ), phát hiện ra thì đã muộn nên không báo lại cho bên ban biên tập của báo. Khi báo in thì thấy đã được sửa. Đây chính là lý do khiến tôi đánh giá cao BBT SGTT nhất trong tất cả các tờ báo Việt Nam. Khi tôi nói vậy thì cũng có nghĩa là cao hơn Tuổi Trẻ :d Tôi từng có một kỷ niệm cực kỳ hay với BBT SGTT, một lần bên đó sửa sai của tôi một từ, nhưng qua đó thì tôi biết được trình độ của biên tập là rất cao (sau này tôi cũng nhận được lời xin lỗi từ BTV đó). Chuyện này nếu có viết hồi ký tôi sẽ kể kỹ hơn hihi.
-----------------
Vinh quang và một cốc nước cho Balzac
Người ta nói mãi và sẽ không thôi nói mãi về một số người. Điều này đặc biệt đúng với một số nhà văn lớn của Chủ nghĩa Lãng mạn: Richardson, Flaubert, Stendhal, hay Balzac. Với một số người, chưa đọc Balzac hay Dickens (nhất là Balzac) thì chưa thể nói là biết viết tiểu thuyết được. Rất tiếc là tôi thấy điều này đúng. Hai trong mấy quyển tôi đọc thời gian gần đây đều xuất hiện cuốn sách Clarissa của Richardson (cho dù Pamela có ý nghĩa hơn trong lịch sử của Chủ nghĩa Lãng mạn nhưng Clarissa lại có vẻ có sức sống dài hơn): trong Nam tước trên cây (Il Barone rampante) của Italo Calvino tên cướp Gian ChùmThạchThảo vì mê đọc sách, mà nhất là sách của Richardson, mà thân bại danh liệt với tư cách tướng cướp, thậm chí còn bị treo cổ; và trong Atonement của Ian McEwan, đoạn Cecilia ngúng nguẩy với Robbie.
Cũng không hiểu tại sao tại Việt Nam người ta cứ chia ra thành lãng mạn và hiện thực rồi chê bôi lãng mạn, đề cao hiện thực, nghĩ rằng lãng mạn là một bậc thang (mọt ruỗng) để con người có lương tri bước tới hiện thực. Một phần lý do chắc là nằm ở chỗ muốn lồng khung cho cái gọi là "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa", nhưng điều này thật là bùn xịt. Balzac vẫn không thôi là một nhà văn lãng mạn, cũng như Stendhal, cũng như Rousseau. Một số mối liên quan rất có thể là có ý nghĩa: ở đám tang Balzac, Victor Hugo là người đọc điếu văn, còn Balzac là một trong những người hiếm hoi của thời ấy hiểu được Stendhal là một thiên tài. Bài viết ca ngợi Stendhal quan trọng đầu tiên nếu tôi nhớ không nhầm là của Balzac. Stendhal sau này "nói dỗi" một câu rằng phải vài chục năm nữa, không nhớ chính xác con số, hình như năm mươi, người ta mới bắt đầu đọc tôi. Điều quái gở là những lời nói dỗi (boutade) kiểu ấy sau này lại thường đúng đến đáng kinh ngạc.
Người ta cứ đọc và đọc mãi các nhà văn cổ điển. Calvino từng tìm cách trả lời câu hỏi tại sao lại đọc các nhà văn cổ điển (nhan đề tiếng Pháp của cuốn sách là Pourquoi lire les classiques?). Eliot cũng từng tìm cách lý giải, rồi đến Coetzee. Éric Chevillard thì có một câu mỉa mai, đại ý người ta thích các nhà văn đã chết không phải vì họ có giá trị hơn mà vì họ không viết nữa. Một câu trả lời khả dĩ là bởi vì đọc các nhà văn cổ điển có thể tìm được nhiều điều hơn người ta tưởng. Tấn trò đời (La Comédie humaine) chứa đựng nhiều thứ hơn những con người hiện đại tưởng. Thật đáng tiếc là bộ sách tiếng Việt 16 tập lại chưa dịch Người đàn bà tuổi ba mươi (La Femme de trente ans), nhưng cũng đã dịch Cô gái mắt vàng (La Fille aux yeux d'or). Cô gái mắt vàng là câu chuyện về lesbian, còn Người đàn bà tuổi ba mươi ngoài đoạn đầu miêu tả không thể hay hơn về một cuộc duyệt binh (cuộc duyệt binh cuối cùng) của Napoléon còn là câu chuyện về một người đàn bà phức tạp tự phát hiện ra bản thể đàn bà của mình ở một cái tuổi thời ấy coi như là chấm dứt tính nữ. Thật bực mình vì bộ sách này của tôi chỉ có 14 tập, thiếu đúng hai tập đầu quan trọng hơn cả, vì có Introduction.
Ngày hôm nay, 20/5, là sinh nhật của Balzac (210 tuổi). Lý thuyết của chị So về việc các vĩ nhân cứ dồn vào sinh đẻ một ngày có vẻ rất là đúng :) Chắc cũng vì thế mà tờ Công an Nhân dân có một bài về Balzac. Tờ báo có trang văn hóa khá này, dĩ nhiên, như thường lệ, lại làm tan nát cõi lòng của những người đọc văn chương. Cứ nhìn cái tên Những bông huệ đồng bằng thì biết, cứ như là Bông huệ trong thung chưa bao giờ là một bản dịch thuộc loại canonique, magistral tại Việt Nam vậy. Thế mà tại đất nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta từ lâu nay Balzac vẫn được xếp vào loại văn chương tư sản nhưng có "cái nhìn tốt" với quần chúng vô sản đấy. Đoạn cuối kể về người tình "nào đó" cũng vậy, nữ công tước Hanska mà đáng bị đối xử như vậy đấy.
Đôi khi, I take it personal(ly). Thứ nhất là nếu có viết báo thì tôi cũng chỉ viết cho những tờ có trang văn hóa không khá. Cũng chẳng hề có ý định nghe theo lời khuyên của bác nào đó tự túm tóc mình mà giật lên từng milimet một nhằm bước vào thế giới của những tờ báo bùn xịt (trong mắt tôi).
Thứ hai, Balzac và Jules Verne là hai nhà văn sớm nhất mà tôi đọc theo kiểu "người lớn", nghĩa là đi tìm những quyển nào có ký tên Balzac và Verne để đọc chứ không phải kiểu đọc bất cứ thứ gì rơi vào tay, từ giấy báo gói xôi cho tới Cánh buồm đỏ thắm. Những ngày vật lộn với từng núi câu văn của Balzac cách đây gần hai mươi năm ấy không dạy được nhiều cho tôi về văn chương bằng niềm tin vào sự thử thách và phẩm giá của tinh thần chiến đấu, cũng như phần thưởng cho sự kiên nhẫn. Đến giờ tôi cũng chưa đọc hết Verne và Balzac, thành thử rất lấy làm an ủy khi đọc một bài phỏng vấn Pamuk trong đó ông ấy nói đến giờ vẫn chưa đọc hết Proust và có lẽ cũng sẽ chẳng bao giờ đọc hết, nhưng điều đó không có gì liên quan đến việc ông ấy coi Proust là thần tượng của mình. Đôi khi chuyện lại cứ diễn ra theo chiều hướng ấy.
Thứ ba, Bông huệ trong thung chính là hình ảnh mở đầu bộ phim Baisers volés của Truffaut, nằm trên mặt của Antoine Doinel nhân vật fétiche của Truffaut và luôn do Jean-Pierre Léaud diễn viên fétiche của Truffaut đóng.
+ Vinh quang thì rõ rồi, đời Balzac chỉ ưa vinh quang phù phiếm, chắc cũng tại tự dưng lại mang cái tên Honoré làm gì cho khổ. Nhưng còn cốc nước? À là bởi vì hôm nay trời nóng quá :)
-----------------
Bắt đầu động đến đống quà tặng, bới ra ngay quyển Magazine Littéraire số mới nhất, tức là số tháng Năm 2010 (nhìn giá thấy đã tăng lên 6 euro hic, thời giá tăng chóng mặt ở khắp mọi nơi, thế là bằng một bao Marlboro rouge rồi còn gì nữa). Số này chuyên đề lớn là “Les écrivains du Grand Siècle”, tức là về các nhà văn Thế kỷ Lớn, thế kỷ lớn tức là thế kỷ XVII, chuyên đề do Joseph Macé-Scaron chịu trách nhiệm (Macé-Scaron là người viết tất cả xã thuyết của tờ tạp chí, chức danh Directeur de la rédaction, còn cao hơn tổng biên tập rédacteur-en-chef một bậc, đại khái giống như là chỉ đạo nghệ thuật Khắc Huề), chủ yếu viết về Molière, Bossuet, nhóm Port-Royal, Saint-Simon, đặc biệt có một bài so sánh Truffaut với Molière, Godard với Racine. Tuyệt, tuyệt :d
Ờ gần cuối số báo có một bài ngắn đưa thông tin về Balzac:
Thông tin đó là kế hoạch xuất bản quyển số ghi chép huyền thoại của Balzac mang tên Pensées, sujets, fragmens mà Baclzac viết từ 1830 đến 1847, gồm rất nhiều điều Balzac ghi chép chuẩn bị cho các tác phẩm của mình. Ta biết rằng quãng thời gian này là quãng thời gian “prolifique” nhất trong cuộc đời sáng tạo của Balzac. Laure Surville (chị/hay là em gái của Balzac nhỉ, quên mất rồi) nói Balzac gọi cuốn sổ này là “garde-manger” tức là “chạn thức ăn”, còn trong một bức thư gửi người tình xa xôi Hanska, Balzac gọi đó là “le grand parc de mes idées” (công viên ý tưởng).
1882, khi vợ Balzac bán đồ của chồng, quyển sổ này được chuyên gia (libraire expert) giữ lại rồi bán cho nhà sưu tầm Gustave Clément-Simon. Clément-Simon chết mà chưa kịp đem in nó. Jacques Crepet, một chuyên gia lớn về Balzac, tiếp quản vào năm 1910. Kể từ 1910 quyển sổ đã được đem triển lãm tổng cộng ba lần (1949, 1950 và 1999), nhưng chưa bao giờ được in thành sách.
Từ “fragmens” là đúng theo Balzac, không phải “fragments” như chính tả ngày nay, vì Balzac đã viết từ này trước khi Viện Hàn lâm Pháp công bố version thứ sáu cuốn từ điển của Viện (năm 1835) quy định từ nay “fragment” phải viết là “fragment” :d
Khoảng tháng Chín tới quyển sổ sẽ được triển lãm tại Musée des Lettres et Manuscrits, Paris 7e. Giá kể có bác nào tài trợ cho mình sang đó dịp ấy để ngó một cái nhỉ :)))
-----------------
Bài của tôi vừa đăng trên Sài Gòn tiếp thị số hôm nay, về Istanbul. Hôm viết bài, lúc đọc soát buồn ngủ quá nên để sót một lỗi thiếu chữ (một chữ), phát hiện ra thì đã muộn nên không báo lại cho bên ban biên tập của báo. Khi báo in thì thấy đã được sửa. Đây chính là lý do khiến tôi đánh giá cao BBT SGTT nhất trong tất cả các tờ báo Việt Nam. Khi tôi nói vậy thì cũng có nghĩa là cao hơn Tuổi Trẻ :d Tôi từng có một kỷ niệm cực kỳ hay với BBT SGTT, một lần bên đó sửa sai của tôi một từ, nhưng qua đó thì tôi biết được trình độ của biên tập là rất cao (sau này tôi cũng nhận được lời xin lỗi từ BTV đó). Chuyện này nếu có viết hồi ký tôi sẽ kể kỹ hơn hihi.
Apr 27, 2010
Chú ý, kiệt tác
Tôi thấy chán ốm cả người khi đọc Tên tôi là Đỏ, nhưng Istanbul quả đúng là một kiệt tác khỏi cần bàn cãi, cuốn sách, như mọi kiệt tác văn chương, duyệt lại quá khứ bằng một cái nhìn hiện tại không giống với bất kỳ cái nhìn nào đã từng có. Với Orhan Pamuk, nước Thổ đã có thiên tài văn chương của họ. Cũng giống như nhiều thiên tài văn chương khác, nhất là ở các nước nhỏ, địa vị của Pamuk luôn chênh vênh trên một lằn ranh giữa ngưỡng mộ và khinh thị, ghen tị, nhất là khi tư tưởng chính trị của Pamuk là tư tưởng chống đối, nhất là chống mọi biểu hiện Hồi giáo cực đoan.
Với một người có đầu óc tự do, sống ở một nước Hồi giáo thật không dễ. Một nước Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ lại càng không làm cho mọi việc dễ dàng hơn. Chương "Chinh phục hay Suy tàn? Constantinople trở thành Thổ Nhĩ Kỳ" gợi lại quá khứ hỗn hợp Byzance và Ottoman, cùng một lời chỉ trích mạnh mẽ hướng vào nhà nước hồi các sự kiện bạo loạn những năm 1950: "Sau này, như người ta được biết, những kẻ tổ chức cuộc nổi loạn - cơn kinh hoàng kéo dài hai ngày, biến thành phố thành một địa ngục, hơn tất cả những cơn ác mộng Đông phương, khủng khiếp nhất, tồi tệ nhất mà người ta có thể tưởng tượng ra - đã được sự hỗ trợ của nhà nước, và nhà nước đã làm lễ chúc phúc cho chúng, trước khi chúng ra quân, trong cuộc cướp phá khủng khiếp này" (tr. 259).
Với một người có đầu óc tự do, sống ở một nước Hồi giáo thật không dễ. Một nước Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ lại càng không làm cho mọi việc dễ dàng hơn. Chương "Chinh phục hay Suy tàn? Constantinople trở thành Thổ Nhĩ Kỳ" gợi lại quá khứ hỗn hợp Byzance và Ottoman, cùng một lời chỉ trích mạnh mẽ hướng vào nhà nước hồi các sự kiện bạo loạn những năm 1950: "Sau này, như người ta được biết, những kẻ tổ chức cuộc nổi loạn - cơn kinh hoàng kéo dài hai ngày, biến thành phố thành một địa ngục, hơn tất cả những cơn ác mộng Đông phương, khủng khiếp nhất, tồi tệ nhất mà người ta có thể tưởng tượng ra - đã được sự hỗ trợ của nhà nước, và nhà nước đã làm lễ chúc phúc cho chúng, trước khi chúng ra quân, trong cuộc cướp phá khủng khiếp này" (tr. 259).
Dec 24, 2009
Tại sao nhiệt đới lại buồn?
“Nhiệt đới buồn” (Claude Lévi-Strauss, Ngô Bình Lâm dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính, NXB Tri Thức, 2009), nếu coi là một hồi ký, thì nó đúng là một hồi ký rất dở và rất gở: chẳng có cuốn hồi ký nào lại được viết ra để rồi tác giả mãi hơn nửa thế kỷ sau mới qua đời. Nếu coi là một cuốn tiểu thuyết, thì tác phẩm in lần đầu năm 1955 này (về phần mình, tác giả mới mất cách đây vài tháng) vẫn quá cỡ kể cả so với một trường giang tiểu thuyết; nó có quá nhiều câu chuyện, quá nhiều cảm giác, và quá nhiều miêu tả tinh tế, tới mức người ta đâm ra ngờ vực ngay chính bản thân khái niệm tiểu thuyết, và Viện Hàn lâm Goncourt năm ấy đã có lý khi ngậm ngùi mà thôi không trao giải cho cuốn sách. Còn nếu coi “Nhiệt đới buồn” là một chuyên khảo khoa học, thì biết lý giải sao đây sự xuất hiện của câu mở đầu: “Tôi ghét du hành và các nhà thám hiểm” và hình ảnh kết thúc: “một con mèo”?
Hẳn ý thức được tính chất “không thể xếp hạng” tuyệt đối của của cuốn sách này, nên mặc dù nó được đọc rất nhiều trong hơn năm chục năm qua bởi vô số người thuộc đủ mọi giới, bài báo chính của chuyên đề Claude Lévi-Strauss của “Magazine Littéraire” (tháng Năm 2008) đã tìm cách né tránh vấn đề bằng cách đặt tít “Cuộc phiêu lưu vĩ đại của trí tuệ” và chú trọng miêu tả một nhà khoa học khi tuổi trẻ thực sự không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Khi là một cuộc phiêu lưu, thì tập tục hôn nhân ở các xã hội “nguyên thủy”, đời sống trí thức Paris, các dải núi non Nam Mỹ, tất tật đều có thể là những điều bất ngờ vĩnh viễn, làm người ta quên đi, hay lờ đi, những câu hỏi gây bực mình về thể loại hay là gì gì nữa.
Hẳn ý thức được tính chất “không thể xếp hạng” tuyệt đối của của cuốn sách này, nên mặc dù nó được đọc rất nhiều trong hơn năm chục năm qua bởi vô số người thuộc đủ mọi giới, bài báo chính của chuyên đề Claude Lévi-Strauss của “Magazine Littéraire” (tháng Năm 2008) đã tìm cách né tránh vấn đề bằng cách đặt tít “Cuộc phiêu lưu vĩ đại của trí tuệ” và chú trọng miêu tả một nhà khoa học khi tuổi trẻ thực sự không biết phải làm gì với cuộc đời mình. Khi là một cuộc phiêu lưu, thì tập tục hôn nhân ở các xã hội “nguyên thủy”, đời sống trí thức Paris, các dải núi non Nam Mỹ, tất tật đều có thể là những điều bất ngờ vĩnh viễn, làm người ta quên đi, hay lờ đi, những câu hỏi gây bực mình về thể loại hay là gì gì nữa.
Dec 10, 2009
Phát biểu và trao đổi
Paul Auster:
"Theo tôi nhà văn thế nào cũng phải có một lần quyết định, mình sẽ trở thành nhà văn. Gần như khi người ta phong tước cha cố cho một người, hay khi ta nhập ngũ và phục vụ trong quân đội nhiều năm ròng. Đó là một quyết định rất đặc biệt, cho cả một đời người."
[về The Invention of Solitude] "... tôi viết cuốn sách ấy không phải dành cho những người khác. Một cuốn sách như vậy người ta không viết cho người khác. Tôi viết để giải tỏa sự tang tóc và mất mát riêng. Chính vì thế mà mọi thứ trong cuốn sách này đều rất độc đáo và riêng tư. Trong khi viết cuốn sách, tôi ngộ ra rằng một tác phẩm chỉ trở nên phổ quát nếu nó hoàn toàn độc đáo."
"Với tôi, tên sách bao giờ cũng sinh ra cùng câu chuyện. Tôi chưa bao giờ phải tìm tên gọi cho những cuốn sách của mình."
Orhan Pamuk:
"Theo tôi nhà văn thế nào cũng phải có một lần quyết định, mình sẽ trở thành nhà văn. Gần như khi người ta phong tước cha cố cho một người, hay khi ta nhập ngũ và phục vụ trong quân đội nhiều năm ròng. Đó là một quyết định rất đặc biệt, cho cả một đời người."
[về The Invention of Solitude] "... tôi viết cuốn sách ấy không phải dành cho những người khác. Một cuốn sách như vậy người ta không viết cho người khác. Tôi viết để giải tỏa sự tang tóc và mất mát riêng. Chính vì thế mà mọi thứ trong cuốn sách này đều rất độc đáo và riêng tư. Trong khi viết cuốn sách, tôi ngộ ra rằng một tác phẩm chỉ trở nên phổ quát nếu nó hoàn toàn độc đáo."
"Với tôi, tên sách bao giờ cũng sinh ra cùng câu chuyện. Tôi chưa bao giờ phải tìm tên gọi cho những cuốn sách của mình."
Orhan Pamuk:
Jul 20, 2009
Không chạm chân xuống đất
Trong cuốn hồi ký nổi tiếng mang tên Istanbul, Orhan Pamuk kể lại một kỷ niệm hồi nhỏ. Ở nhà, cậu bé Orhan tự nghĩ ra trò chơi nhảy trên các thứ đồ đạc (bàn ghế hoặc tủ) như thể nhảy trên những hòn đảo, sao cho không bị chạm chân xuống nước. Pamuk so sánh trò chơi thuở nhỏ của mình với vị nam tước, nhân vật của Italo Calvino: suốt cả đời Cosimo chỉ ở trên cây, không một lần chạm chân xuống đất. Đây chính là tác phẩm văn học đầu tiên mà Pamuk nhắc tới trong hồi ký của mình, như một cách để vinh danh nhà văn lớn, người vẫn không ngớt được vinh danh trong suốt phần cuối thế kỷ XX và phần đầu thế kỷ XXI vừa rồi.
Tiểu thuyết Nam tước trên cây (một trong bộ ba Tổ tiên của chúng ta) vừa xuất hiện tại Việt Nam, qua bản dịch từ tiếng Ý của Vũ Ngọc Thăng (Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành). Là một trong những nhà văn quan trọng nhất của thế kỷ XX, nhưng trước đây Calvino mới chỉ thấp thoáng được biết đến trong tiếng Việt qua một tác phẩm nhỏ mang tên Palomar và một số tiểu luận văn học, với lượng độc giả hạn chế trong giới nghiên cứu. Nam tước trên cây có thể coi là một bước tiến tới độc giả “đại chúng”, vì trước hết đây là một cuốn tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn, có thể quyến rũ từ độc giả nhỏ tuổi tới lớn tuổi. Sau đó, nó còn là một tác phẩm đầy tri thức và gợi mở nhiều suy nghĩ, ý tưởng.
Tiểu thuyết Nam tước trên cây (một trong bộ ba Tổ tiên của chúng ta) vừa xuất hiện tại Việt Nam, qua bản dịch từ tiếng Ý của Vũ Ngọc Thăng (Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành). Là một trong những nhà văn quan trọng nhất của thế kỷ XX, nhưng trước đây Calvino mới chỉ thấp thoáng được biết đến trong tiếng Việt qua một tác phẩm nhỏ mang tên Palomar và một số tiểu luận văn học, với lượng độc giả hạn chế trong giới nghiên cứu. Nam tước trên cây có thể coi là một bước tiến tới độc giả “đại chúng”, vì trước hết đây là một cuốn tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn, có thể quyến rũ từ độc giả nhỏ tuổi tới lớn tuổi. Sau đó, nó còn là một tác phẩm đầy tri thức và gợi mở nhiều suy nghĩ, ý tưởng.
Apr 12, 2009
Orhan Pamuk: Ngài Flaubert, đó là tôi!
Orhan Pamuk là một nhà văn lớn, điều đó không phải bàn cãi, nhưng ông còn lớn hơn danh hiệu “nhà văn lớn” một chút nữa. Pamuk thuộc vào nhóm rất nhỏ các nhà văn đồng thời là nhà viết tiểu luận xuất sắc, cái nhóm gồm những người như Eliot, Borges, Gracq hay Coetzee. Tập tiểu luận của Pamuk in gần đây với nhan đề dịch sang tiếng Anh Other Colors (Những màu sắc khác) cho thấy tài năng ấy ở dạng thuần khiết nhất. Diễn từ nhận giải Nobel của ông (2006), “Chiếc vali của cha tôi” (bản tiếng Việt của Trần Tiễn Cao Đăng trên Vietnamnet) cũng để lộ chiều sâu tư tưởng và vẻ đẹp của suy tư ở Pamuk. Mới hơn một tuần trước, nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ lại có dịp chứng tỏ đẳng cấp tại lĩnh vực này nhân dịp được Đại học Rouen (Pháp) trao bằng tiến sĩ danh dự, trong một bài phát biểu-tiểu luận mang một cái tên đầy ý nghĩa: “Ngài Flaubert, đó là tôi!” (Monsieur Flaubert, c’est moi!)
Rouen là một thành phố nhỏ vùng Normandie, quê hương của Flaubert nhưng cũng là quê hương của một tác gia kiệt xuất nữa, nhà viết kịch Corneille. Maupassant cũng đã từng trải qua một phần tuổi trẻ mình ở nơi đây (việc Maupassant thân thiết với Flaubert và thường xuyên đến Croisset thăm người thầy tinh thần của mình đã khiến nảy sinh lời đồn đại cho rằng ông chính là con trai của Flaubert, nhưng điều này hoàn toàn không có căn cứ xác thực). Nhưng Rouen, đặc biệt là địa danh ven Rouen mang tên Croisset, gắn chặt với tên tuổi của Flaubert, người có biệt danh “con gấu Croisset”. Đến nơi đây nhận bằng tiến sĩ danh dự, Pamuk đã hết sức khéo léo khi chọn đề tài cho bài phát biểu đọc trước các giáo sư và sinh viên Đại học Rouen là tác giả tiểu thuyết Madame Bovary.
Rouen là một thành phố nhỏ vùng Normandie, quê hương của Flaubert nhưng cũng là quê hương của một tác gia kiệt xuất nữa, nhà viết kịch Corneille. Maupassant cũng đã từng trải qua một phần tuổi trẻ mình ở nơi đây (việc Maupassant thân thiết với Flaubert và thường xuyên đến Croisset thăm người thầy tinh thần của mình đã khiến nảy sinh lời đồn đại cho rằng ông chính là con trai của Flaubert, nhưng điều này hoàn toàn không có căn cứ xác thực). Nhưng Rouen, đặc biệt là địa danh ven Rouen mang tên Croisset, gắn chặt với tên tuổi của Flaubert, người có biệt danh “con gấu Croisset”. Đến nơi đây nhận bằng tiến sĩ danh dự, Pamuk đã hết sức khéo léo khi chọn đề tài cho bài phát biểu đọc trước các giáo sư và sinh viên Đại học Rouen là tác giả tiểu thuyết Madame Bovary.
Labels:
borges,
coetzee,
eliot,
Flaubert,
julien-gracq,
orhan-pamuk
Subscribe to:
Posts (Atom)