người ta giàu để làm gì? sẽ quá dễ (và cũng quá khó) để trả lời câu hỏi ấy, cho nên ta hãy chỉ nhìn nhận một vấn đề nhỏ, rất nhỏ: người nouveau riche hào phóng hay không? chắc chắn, người nouveau riche rất nỗ lực tỏ ra mình hào phóng (vả lại, điều đó trông như thể biện minh cho sự giàu của họ) - nhưng ở đây - thêm lần nữa - từ mặc cảm lại lù lù hiện ra; các xã hội nouveau riche điên loạn trong sự kiếm tiền bao nhiêu thì cũng hì hục làm từ thiện bấy nhiêu; từ thiện không hẳn xuất phát từ lòng hào phóng - thêm một điều nữa quá con người
Showing posts with label tocqueville. Show all posts
Showing posts with label tocqueville. Show all posts
May 27, 2019
Apr 9, 2019
Jun 21, 2017
Balzac trong thế kỷ mười chín
Có một chuyện rất hài: cuốn tiểu thuyết Nông dân của Balzac tại Việt Nam rất nổi tiếng, một trong những minh chứng không thể có lợi hơn để khẳng định khuynh hướng "vì công-nông" của một nhà văn, có thể nói, rất tư sản, nhưng là tư sản tốt. Đó cũng là một cái gì đó còn có lợi hơn nữa để người ta thỏa sức nhấn mạnh vào "chủ nghĩa hiện thực" balzacien. Nói gì thì nói, Balzac cũng có vị trí trọng yếu trong cả một ideology, đó là "chủ nghĩa hiện thực", và do đó, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhưng hài là ở chỗ, Balzac, rất giấy trắng mực đen, viết thư cho Madame Hanska, nói mình viết Les Paysans tức là Nông dân là để chống lại hai thứ: peuple và démocratie (peuple là "dân chúng", cũng có thể là "nhân dân", còn démocratie là "dân chủ").
May 17, 2017
bad boy, bad reputation
"Je méprise la presse, j'ai raison"
(Tôi khinh bỉ báo chí, tôi đã đúng [khi khinh bỉ như vậy])
(Guy Debord, "Cette mauvaise réputation...", 1993)
(Tôi khinh bỉ báo chí, tôi đã đúng [khi khinh bỉ như vậy])
(Guy Debord, "Cette mauvaise réputation...", 1993)
Apr 26, 2017
[tiện bút] mười lăm năm
Cuốn tiểu thuyết lớn nào có "incipit" mang con số "22"? Câu này không dễ trả lời, rất không dễ. Mười tám, hai mươi, vân vân dường như dễ hơn nhiều. Một trăm có lẽ cũng dễ, nhưng con số "22" nằm trong dòng đầu tiên một cuốn tiểu thuyết, mà lại phải là một cuốn tiểu thuyết lớn, chuyện không hiển nhiên chút nào.
Nhưng tôi cũng biết có một cuốn tiểu thuyết như thế, đảm bảo các yêu cầu đặt ra, một cách nghiêm ngặt.
Nhưng tôi cũng biết có một cuốn tiểu thuyết như thế, đảm bảo các yêu cầu đặt ra, một cách nghiêm ngặt.
Nov 17, 2016
Một nước Mỹ khác
Charles Dickens cũng hay viết phơi-ơ-tông hai, thậm chí nhiều hơn, cuốn sách một lúc, cho nên đang phơi-ơ-tông cái này, tôi lại phơi-ơ-tông cùng lúc thêm một cái nữa.
Sau nước Anh (xem ở kia), giờ ta nói đến nước Mỹ. Một điều đáng kinh ngạc: Ở Việt Nam chưa bao giờ có đến một chuyên gia văn học Anh-Mỹ. Một nửa cũng không, chưa nói đến một.
Sau nước Anh (xem ở kia), giờ ta nói đến nước Mỹ. Một điều đáng kinh ngạc: Ở Việt Nam chưa bao giờ có đến một chuyên gia văn học Anh-Mỹ. Một nửa cũng không, chưa nói đến một.
Labels:
charles-dickens,
dinh-hung,
edgar-poe,
emerson,
emily-dickinson,
faulkner,
henry-james,
jacques-roubaud,
phan-ngoc,
philip-roth,
sinclair-lewis,
thomas-carlyle,
thoreau,
tocqueville,
walt-whitman,
washington-irving
Feb 9, 2016
Kundera và tôi
Giờ đây, khi Kundera đã quen thuộc, thậm chí quá quen thuộc ở đây (trong cuộc phổ biến hơi có chút tràn lan ấy, tất nhiên có phần
đóng góp của tôi, một phần đóng góp không đáng kể), một vài điều nên được nói.
Subscribe to:
Posts (Atom)