Showing posts with label francois-truffaut. Show all posts
Showing posts with label francois-truffaut. Show all posts

Mar 21, 2023

đọc sự xem

Ta hay xem sự đọc (ít nhất là, nhiều hơn) chứ không phải đọc sự xem: xem được coi là một việc đỡ nhức nhối hơn so với đọc, cho dù đọc cũng vẫn chính là xem.

(chẳng hạn, xem; nhưng phải đấy thì mới thực sự liên quan đến chủ đề - ở trong đó cũng nói đến chính xác bộ phim La Maman et la Putain dưới đây)


(tiếp tục về các tờ tạp chí: tờ tạp chí thứ nhấttờ tạp chí thứ hai)


Sep 20, 2020

Truffaut-Hitchcock

(đã tiếp tục "Zibaldone", "Poe""Trong hiệu sách (8) cũ")


"toute ma vie c'est courir après des choses qui se sauvent,
des jeunes filles parfumées etc."

(Alain Souchon, "L'Amour en fuite",
bài hát cho bộ phim cùng tên của François Truffaut, 1978,
khép lại "cycle Antoine Doinel")

Nov 28, 2015

Antoine Compagnon nói về Roland Barthes

Còn lại gì từ những tình yêu xưa cũ?

Ai (còn) yêu quý tôi :p thì nghe bài hát Que reste-t-il de nos amours đi. Cũng vì bài hát này mà có cái tên phim Baisers volés: François Truffaut đã thuổng cụm từ này (nghĩa là "những nụ hôn trộm") từ bài hát, và bài hát ấy cũng là nhạc cho bộ phim, một trong những bộ phim sống lâu nhất của Truffaut cũng như của Làn Sóng Mới.

May 20, 2009

Vinh quang và một cốc nước cho Honoré

Người ta nói mãi và sẽ không thôi nói mãi về một số người. Điều này đặc biệt đúng với một số nhà văn lớn của Chủ nghĩa Lãng mạn: Richardson, Flaubert, Stendhal, hay Balzac. Với một số người, chưa đọc Balzac hay Dickens (nhất là Balzac) thì chưa thể nói là biết viết tiểu thuyết được. Rất tiếc là tôi thấy điều này đúng. Hai trong mấy quyển tôi đọc thời gian gần đây đều xuất hiện cuốn sách Clarissa của Richardson (cho dù Pamela có ý nghĩa hơn trong lịch sử của Chủ nghĩa Lãng mạn nhưng Clarissa lại có vẻ có sức sống dài hơn): trong Nam tước trên cây (Il Barone rampante) của Italo Calvino tên cướp Gian ChùmThạchThảo vì mê đọc sách, mà nhất là sách của Richardson, mà thân bại danh liệt với tư cách tướng cướp, thậm chí còn bị treo cổ; và trong Atonement của Ian McEwan, đoạn Cecilia ngúng nguẩy với Robbie.

Cũng không hiểu tại sao tại Việt Nam người ta cứ chia ra thành lãng mạn và hiện thực rồi chê bôi lãng mạn, đề cao hiện thực, nghĩ rằng lãng mạn là một bậc thang (mọt ruỗng) để con người có lương tri bước tới hiện thực. Một phần lý do chắc là nằm ở chỗ muốn lồng khung cho cái gọi là "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa", nhưng điều này thật là bùn xịt. Balzac vẫn không thôi là một nhà văn lãng mạn, cũng như Stendhal, cũng như Rousseau. Một số mối liên quan rất có thể là có ý nghĩa: ở đám tang Balzac, Victor Hugo là người đọc điếu văn, còn Balzac là một trong những người hiếm hoi của thời ấy hiểu được Stendhal là một thiên tài. Bài viết ca ngợi Stendhal quan trọng đầu tiên nếu tôi nhớ không nhầm là của Balzac. Stendhal sau này "nói dỗi" một câu rằng phải vài chục năm nữa, không nhớ chính xác con số, hình như năm mươi, người ta mới bắt đầu đọc tôi. Điều quái gở là những lời nói dỗi (boutade) kiểu ấy sau này lại thường đúng đến đáng kinh ngạc.