Nhân dịp
năm mới CVNN xin kính chúc quý thầy cô và các anh chị cùng tất cả những đọc giả xa gần một năm mới an bình,
hạnh phúc và dồi dào sức khỏe. Hy vọng năm mới này sẽ mang lại cho mọi
người nhiều may mắn và phát tài cũng như phát tình, haha.
Nhân dịp
năm mới CVNN xin kính chúc quý thầy cô và các anh chị cùng tất cả những đọc giả xa gần một năm mới an bình,
hạnh phúc và dồi dào sức khỏe. Hy vọng năm mới này sẽ mang lại cho mọi
người nhiều may mắn và phát tài cũng như phát tình, haha.
VÀO ĐÔNG
Thời tiết đã đột ngột thay đổi ở Pháp. Từ mùa thu rất dịu dàng thời
tiết đã đổi sang mùa đông lạnh và ẩm ướt từ mấy hôm nay. Bão tuyết Bella đã đi
qua nước Pháp trong hai ngày vừa qua.
Bài thơ dưới đây viết trên cái cảm xúc khi nhìn tuyết rơi, có lúc nhiều
có lúc nhẹ nhàng lất phất thật buồn. Tâm
trạng của con người bị ảnh hưởng bởi cảnh vật bên ngoài và ngược lại: “Cảnh nào
cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều – Nguyễn
Du).
Tác giả xin chân thành cảm tạ rất đông độc giả đã hâm mộ thơ của
tác giả. Tác giả có được đọc những lời yêu chuộng của các bạn hàng tuần. Dù
không nhắc tên mọi người để cảm ơn, tác giả ghi nhớ tên của các bạn. Tác giả biết
rằng cái yêu chuộng đông đảo ấy là một động cơ thúc đẩy tác giả sáng tác đều đặn.
Xin chân thành cám ơn các bạn.
Nhân dịp đầu năm 2021, tác giả xin chúc tất cả các bạn một năm mới
đầy sức khỏe, hạnh phúc và may mắn.
VÀO ĐÔNG
Trời đã vào đông tuyết
trắng ngà
Trên đường phố vắng
chẳng người qua
Tuyết bay lất phất
âm thầm quá
Bám trắng cành cây
phủ mái nhà
Vạn vật đang chìm
trong tiết đông
Lạnh ngoài thân thể
lạnh trong lòng
Lắng nghe sầu lắng
trong đêm vắng
Em biết rằng anh vẫn
ngóng trông?
Trời hỡi mùa đông mới
bắt đầu
Mà sao anh đã luống
buồn đau
Làm sao qua được
đông ba tháng
Tuyết trắng lạnh
lùng tuyết trắng phau
Anh biết yêu em phải
thế mà
Cách nhau vạn dậm
cõi trời xa
Tình yêu khi đến
mình không chọn
Chỉ biết yêu nhiều
yêu thiết tha
Tuyết vẫn rơi rơi
tuyết hững hờ
Tuyết rơi thầm lặng
đẹp như mơ
Tình yêu đã bốn đông
dai dẳng
Không biết bao lâu
phải đợi chờ.
Diệp Thế Hùng (December 29, 2020).
Mùa Đông Của Anh - Vũ Khanh
CUỐI CON PHỐ
Cuối con phố
Tuy Hòa mưa da diết
Ly cà phê , từng giọt thả vào đông
Người năm cũ
Và một đóa hoa hồng
Con Bướm trắng, nằm im nghe hơi lạnh
Bên góc nhỏ
Một người như xa lạ
Ngồi trầm tư , trắng xóa những hạt rơi
Mưa cứ như
Đan kẻ những phiến đời
Trong tĩnh lặng
Chiều ơi ! chiều khoan đã
Cuối con phố
Một người vừa đi qua
Chút nẫu ơi
Dáng còn màu trắng
Ta ngồi lại- Mùa đi qua vắng lặng
Từng nhịp rơi – nơi ấy có còn không
Kỷ niệm xưa giờ hóa những bềnh bồng
Cạn sương khói
Còn đâu Đông xứ nẫu
Oklahoma December 23,2020
THÍCH NGUYÊN NGUYỆN
Chuyện ngắn
Cô bé năm xưa
Bửu-Uyển
Năm 1967, tôi giữ chức Phó Quận Trưởng quận
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Quận đường tọa lạc trên một ngọn đồi cao, ở vùng Cầu
Hai, xã Lộc Trì. Quận đường được phòng thủ như một tiền đồn, chung quanh được
nhiều hàng rào kẽm gai bao bọc, bốn góc có bốn tháp canh, với súng đại liên.
Hôm
nay là một ngày cuối tháng 12 năm 1967, buổi chiều trời mưa lạnh, quang cảnh
trong sân quận thật vắng lặng.
Bỗng
nghe lao xao từ dãy nhà của Chi Cảnh Sát Quốc Gia, tôi lững thững đi đến đó xem
có chuyện gì xảy ra vậy. Tôi vừa đến nơi, một cảnh sát viên dẫn một người lính
Mỹ đến gặp tôi. Anh cảnh sát ấy nói : "Thưa Ông Phó, toán lính Mỹ nầy
dẫn vào đây hai cha con đang đứng đằng kia, họ nói trong khi họ đi hành quân ở vùng chân núi Bạch-Mã, họ bắt
gặp hai cha con nầy đang lãng vãng ở vùng vắng vẻ đó, nên họ bắt đưa về quận ,
giao cho quận giải quyết"
Tôi
hỏi anh cảnh sát:"Họ có giấy tờ gì về việc giải giao nầy không, hoặc
có tang vật như súng ống, lựu đạn, hay cờ giải phóng...gì không ?"
Anh cảnh sát trả lời:"Thưa không có gì hết, việc nầy sẽ gây khó khăn
cho chúng ta, khi lập hồ sơ an ninh". Anh ấy nói thêm :"Hôm
nay Trung Tá Quận trưởng đi vắng, Đại Úy Trưởng Chi Cảnh sát cũng không có mặt ở
quận, Ông Phó là giới chức duy nhất phải giải quyết việc nầy, hoặc tạm giam, hoặc
thả họ ra vì không đủ yếu tố để giam giữ"
Tôi
đi đến gần hai cha con. Người cha thì gầy yếu, đứa con khoảng 13 hay 14 tuổi gì
đó, cũng ốm-o đến tội nghiệp. Khi tôi đến trước mặt họ, người cha ngước cặp mắt
thất thần, uể oải nhìn tôi với vẻ cầu khẩn. Tôi nhìn qua cô bé, tôi cũng bắt gặp
cặp mắt buồn khổ, thất vọng...cặp mắt như thiết tha van xin - ngụ ý họ là lương
dân vô tội.
Trong
lúc làm việc, khi gặp một trường hợp khó giải quyết, tôi thường cầu xin Chúa,
xin Đức-Mẹ soi sáng cho tôi, ban cho tôi sự sáng suốt để giải quyết công việc
cho đúng luật-lệ, lại hợp tình, hợp lý. Hôm nay cũng vậy, tôi lẫm nhẫm cầu xin
Chúa, xin Đức-Mẹ chỉ cho tôi một cách giải quyết thỏa đáng nhất, đối với trường
hợp khó khăn nầy. Từ trong sâu thẳm của tiềm thức, một tiếng nói vang lên mơ hồ,
nhưng rõ ràng : Hãy thả họ ra !
Anh
cảnh sát đứng bên tôi chờ lệnh. Ông già và đứa con gái ngước mặt nhìn tôi cầu
khẩn. Tôi nghĩ rằng , chỉ một lệnh của tôi ban ra : "Nhốt!" là họ có
thể ngã quỵ xuống tại chỗ. Tôi nói với anh cảnh sát:"Không đủ yếu tố
để giam giữ, vậy chúng ta thả họ ra". Khi tôi vừa dứt câu nói, tôi
thấy ông già và cô bé vui mừng như vừa chết đi sống lại.. Tôi vội vã đi về
phòng của tôi.
Hằng
ngày, biết bao công việc phải giải quyết. Nhiệm vụ của một Phó Quận cứ cuốn hút
cuộc sống của tôi. Rồi ngày tháng qua
đi, câu chuyện "Ông già và đứa con gái nhỏ" đã đi vào quên lãng.
Sau
ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi cũng như các công chức, quân nhân Việt Nam Cộng
Hòa khác, đều bị bắt đi học tập cải tạo. Tôi bị nhốt qua một vài trại ở Miền
Tây, đến năm 1977 họ chuyển tôi về trại cải tạo Bình Điền, thuộc tỉnh Thừa
Thiên .
Một
hôm, tôi được gọi lên Văn Phòng Trại làm việc. Gọi lên làm việc là chuyện bình
thường đối với tù cải tạo; thỉnh thoảng họ vẫn gọi lên làm việc, hỏi năm ba câu
gì đó về những điều họ còn nghi ngờ. Tôi được dẫn vào một phòng trống trong Văn
Phòng trại, họ bảo tôi ngồi chờ.
Một
lát sau, một cô gái bước vào, cô ta mặc đồ công an. Cô gái ấy hoàn toàn xa lạ đối
với tôi. Im lặng một lúc, rồi cô ta hỏi tôi:" Ông có phải là Ông Phó
Uyển không?" Tôi nghe lạnh cả xương sống. Tôi trả lời :"Dạ
phải". Thôi rồi, cô công an nầy đi tầm thù chăng. Không biết trong
thời gian làm việc, tôi đã làm gì gây oán thù với cô nầy.
Đang
miiên man suy nghĩ, bỗng cô ấy lạnh lùng nói với tôi :" Ông hãy nhìn
tôi, ông có biết tôi là ai không ?". Tôi trả lời : "Tôi
không biết!". Cô ta lại nói :" Ông nhìn kỹ xem, ông có
nhận ra tôi là ai không ?" Tôi không còn e sợ gì nữa, tôi xẵng giọng:"Tôi
đã nói là tôi không biết cô là ai" Cô gái vẫn bình tĩnh nói:" Ông không
nhận ra tôi là phải, vì ngày tôi gặp ông ở quận Phú Lộc, đến nay đã trên mười
năm rồi; ngày ấy, tôi chỉ là một cô bé 14 tuổi, gầy yếu." Giọng cô
ta trầm trầm nói tiếp :" Tôi nhớ rất rõ, buổi chiều hôm ấy mưa, rét; cha con tôi bị một toán lính Mỹ bắt
ở chân núi Bạch-Mã. Họ giải giao chúng tôi cho quận Phú Lộc. Lúc đó ông là người
có thẩm quyền duy nhất trong quận, có thể ra lệnh bắt giam chúng tôi hoặc thả cha con chúng tôi ra. Chúng tôi quá
đau khổ, tuyệt vọng như người đã chết. Tôi rùng mình nghĩ rằng, nếu cha con tôi
bị giam giữ ở quận, có thể chúng tôi sẽ bị tra tấn đến kiệt sức, và sẽ chết.
Tôi quá sợ hãi, không thể đứng vững được, tôi phải ôm lấy tay của cha tôi. Khi
nghe viên cảnh sát nóí:"Tuỳ ông Phó quyết định", tôi mới dám ngẩng đầu
lên nhìn người mà viên cảnh sát gọi là Ông Phó. Tôi rất ngạc nhiên, vì ông Phó
gì mà trẻ quá, thư sinh như một cậu học trò, hơn là một giới chức đang có quyền
quyết định sự sống, chết của cha con tôi.
Dù
quá đau khổ, tuyệt vọng, cha con tôi vẫn nghe ông Phó ra lệnh cho viên cảnh sát:"Thả
họ ra". Chúng tôi như chết đi sống lại. Sau khi được mở còng, cha
con tôi vội vã rời khỏi quận, mà không kịp có một lời tạ ơn gởi đến ông. Điều nầy
đã làm cho cha con tôi ân hận suốt bao nhiêu năm tháng. Khi được tha về, cha
tôi đã ân cần dặn dò tôi, bất cứ giá nào, dù hoàn cảnh nào, cha con mình cũng
phải tìm cách đền đáp ơn cứu tử mà ông Phó đã ban cho chúng ta.
Sau
30 tháng 4 năm 1975, cơ hội như đã đến với cha con tôi. Cha tôi nói, giới chức
như ông Phó, thế nào cũng phải đi học tập cải tạo. Chúng tôi nghĩ rằng, đi tìm
một ông Thiếu Tá hay Trung Tá nào đó thì khó, chứ tìm một người như ông Phó, có
lẽ dễ thôi.
Vì được biết, trước 30 tháng 4 năm 1975, ông
làm việc ở Cần Thơ, nên cha con tôi đã đến các trại cải tạo ở vùng đó để tìm
ông. Khi chúng tôi đến Trại Cải Tạo Cù Lao Dung ở Sóc Trăng, người phụ trách trại
cho biết họ đã chuyển ông về trại Bình Điền, vùng Thừa Thiên, vì họ xem lý lịch
của ông, họ biết có một thời gian dài ông làm việc tại đó.
Cha
tôi sẽ rất vui mừng khi biết tôi đã tìm được ông. Thế nào cha tôi cũng đến gặp
ông để nói với ông một lời tạ ơn, mà lâu nay cha con tôi vẫn ấp ủ trong
lòng"
Nghe
cô công an kể lại câu chuyện xưa, lúc tôi làm Phó Quận Trưởng quận Phú Lộc (
1967) mà tôi đã quên hết từ lâu. Tôi ngạc nhiên nhìn cô ta, cô ấy khoảng 24, 25
tuổi. Cô ấy lại hỏi :" Ông có cần gì không, cho tôi biết"
Tôi lạnh lùng trả lời : "Tôi không cần gì hết. Từ mấy năm nay, tôi
không biết vợ, con tôi còn sống hay đã chết; tôi nghĩ là vợ con tôi đã gặp chuyện
chẳng lành. Tôi không muốn sống nữa!"
Tôi
đứng dậy và nói với cô ấy:"Nếu cô không còn gì để hỏi tôi nữa, xin để
tôi đi về phòng"
Khoảng
bốn tuần lễ sau, tôi lại được gọi lên Văn Phòng Trại, nói là có người đến thăm
nuôi. Tôi không tin vào điều mà tôi vừa nghe, vì tôi có còn ai thân thiết nữa đâu mà đến thăm tôi
: cha mẹ tôi đã qua đời, vợ con tôi thất lạc nơi đâu, còn sống hay chết cả rồi,
cũng không rõ.
Viên
công an lưu ý nhắc nhở tôi là nên ăn mặc
sạch sẽ để ra gặp thân nhân. Tôi được dẫn ra nhà thăm nuôi. Hôm nay vì không phải
là ngày được thăm nuôi, nên nhà thăm nuôi rất vắng vẻ.
Nhìn
ra xa, tôi thấy lố nhố vài người, có cả mấy đứa nhỏ nữa. Tôi đi vội đến...Thật
quá bất ngờ, đấy là vợ tôi, đây là các con của tôi. Tôi quá xúc động, ôm lấy vợ
tôi, ôm các con tôi vào lòng. Tôi vui sướng quá, sướt mướt khóc trên vai vợ
tôi, nhà tôi cũng khóc; các con tôi không biết chuyện gì đang xảy ra, cũng
khóc. Gia đình tôi đang tràn ngập trong hạnh phúc được gặp lại nhau, dù chỉ
trong chốc lát.
Tôi
ngạc nhiên , sao lại có cô công an đứng ở đây. Nhưng ngay lúc ấy, nhà tôi chỉ
cô công an và nói : " Anh ơi, cô Thảo đây là ân nhân của vợ chồng
mình đó. Cô đã tìm đến em ở Cần Thơ, rồi lo mọi thủ tục, giấy tờ cho mẹ con em
đi thăm anh hôm nay đó. Anh cám ơn cô ấy đi"
Tôi
nhìn cô công an và nhã nhặn nói với cô ấy:"Vợ chồng, cha con chúng tôi được gặp nhau hôm nay thật quá hạnh
phúc, chúng tôi cám ơn cô". Cô công an nói với vợ chồng tôi :"Thưa
ông, tôi đã sắp xếp để bà và các con của ông
đến thăm ông, đây chỉ là một việc nhỏ thôi. Công việc nầy, nếu so với ơn
cứu tử của ông dành cho cha tôi năm xưa, thật khác xa một trời, một vực, cha
con tôi không biết đến bao giờ mới trả hết được. Thưa ông, cha con chúng tôi
nguyện sẽ làm tất cả những gì có thể làm được,
để giúp đở bà và các con của ông trong cuộc sống hằng ngày, ông hãy yên
tâm và giữ gìn sức khỏe. Một người có tấm lòng quảng đại như ông, thế nào Trời
Đất cũng chiếu cố, mà cho ông sớm được trở về đoàn tụ với gia đình."
Hơn
một năm sau, một số trại viên của Trại Cải Tạo Bình Điền được trả tự do, trong
số đó có tôi.
Ngồi
trên xe lửa, đi từ Huế vào Sàigòn, tôi có cảm giác như xe lửa chạy chậm quá vì
nổi nôn nóng gặp lại gia đình thúc bách. Một ngày sau, tôi về đến Cần Thơ, gặp
lại vợ, con sau nhiều năm xa cách. Giây phút trùng phùng ấy thật hạnh phúc , thần
tiên quá! Tôi cứ nghĩ như mình đang sống trong mơ vậy...
Bửu
Uyển
(Tháng
12-2018)
DTDB
Đông phong lạnh không gian nhòa nhạt nắng
Cây trơ cành, hồ nước
đóng thành băng
Trời giá buốt, lòng
xao xác băn khoăn...
Mây u ám, tuyết mưa bay
phai phái...
Quê em nghèo, nơi
cùng thôn tuyệt tái
Xa giáo đường, xa vắng tiếng chuông ngân
Giáng Sinh về... ôi hồi tưởng bâng khuâng...
Quên sao được, thánh
đường âm vọng mãi...
Chúng ta quỳ dưới chân Chúa nguyện cầu
Xin phước lành hai đứa mãi bên nhau
Anh ngoại đạo, tin Chúa hằng cứu độ...
Giáng
Sinh xưa, em ơi nơi cố thổ...
Dốc tâm thành xin Chúa rải lòng thương
Cho quê hương, tổ quốc khỏi tai ương
Đón ánh sáng giữa trùng trùng dâu biển
Xưa
là lính, giờ đây anh kháng chiến
Chốn bưng biền, xa chợ búa, xa sông
Dù gian nguy, khổ ải chẳng sờn lòng
Mơ đất nước ngày vinh quang rực rỡ
Giáng
Sinh đó... giờ đây anh vẫn nhớ
Giữa rừng sâu nên không có giáo đường
Không kinh cầu, không giống giã hồi
chuông
Không có Chúa Hài Đồng trong máng cỏ
Nhưng
vẫn có những vì sao bé nhỏ
Đây Thiên Thần thắp ánh nến lung linh
Gió vi vu trổi khúc nhạc Giáng Sinh
Và có tấm lòng thành người kháng chiến
Nối gót cha ông, ý chí quật cường...
Hậu duệ... quyết lòng trở lại quê hương
Nuôi chí lớn... mong chờ ngày phục quốc...
Chốn hải tần tuổi đời thêm
chồng chất
Thương nhớ ơi hời! Thương nhớ ngày xưa...
Miền Nam gấm hoa... kể mấy cho vừa...
Muôn thuở ân tình, xuyến xao hồi ức
Là chiến sĩ... có sá chi khổ cực...
Nơi rừng già, hay gác tía, lầu son...
Gìn giữ sao cho trung, hiếu... vuông tròn
Giáng Sinh về... lòng thành xin khẩn nguyện!
Những mối tình buồn của nhạc
sĩ Lam Phương
Hà Thúy Anh trong ca khúc 'Kiếp nghèo' - Ảnh: Lý Võ Phú Hưng
TTO - Người kể chuyện tình đêm 28-12 đã
mang đến nhiều hoài niệm về những mối tình buồn nhưng đẹp của nhạc sĩ Lam
Phương qua các tình khúc của ông.
Những cuộc tình của nhạc sĩ Lam Phương
đã đi vào âm nhạc của ông rất tự nhiên. Trong đó, bóng hồng để Lam Phương viết
nên những bản tình ca hay nhất nhưng cũng sầu thảm nhất chính là danh ca Bạch Yến.
Bà là người mang đến cho nhạc sĩ cảm xúc
lớn để viết các ca khúc: Chờ người, Thu sầu, Tình bơ vơ, Trăm nhớ ngàn
thương, Tình chết theo mùa đông, Tiễn người đi… khiến người nghe nhạc say đắm
cho đến tận bây giờ.
CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC
https://www.youtube.com/watch?v=x4jBS1cWEt4
Ca khúc Cho em quên tuổi ngọc gắn
liền với nhiều kỷ niệm giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến, giúp người
xem cảm nhận được nỗi đau của ông khi lời cầu hôn dành cho Bạch Yến bị gia đình
và chính bản thân cô từ chối.
Năm 1984, khi xa quê hương gặp lại danh
ca Bạch Yến tại Pháp, ông viết tặng riêng cho bà ca khúc này. Đây cũng là bài
hát duy nhất nhạc sĩ Lam Phương viết bằng hai thứ tiếng Pháp, Việt.
Một nhạc phẩm nổi tiếng Lam Phương sáng
tác để nói lên mặc cảm khi phải sống trong cảnh nghèo khó của gia đình, được
ông sáng tác vào năm 15 tuổi là Kiếp nghèo.
KIẾP NGHÈO
https://www.youtube.com/watch?v=azlZbU3X-5A
Ngay sau đó, Nam Cường tiếp nối
với Tình bơ vơ để khắc họa sâu hơn nữa về những chênh vênh của tình cảm
giấu kín trong nỗi mặc cảm về thân phận.
Tình bơ vơ cũng là bài hát Lam
Phương dành riêng cảm xúc của mình cho nữ danh ca Bạch Yến.
Lần ra đi thứ hai của bà sang Mỹ, ông viết
nên ca khúc chất chứa đầy tâm trạng này.
Với chất giọng đẹp, Nam Cường thể hiện đầy
đủ những cung bậc cảm xúc của tác giả qua bài hát chủ đề đêm thi.
Một "bóng hồng" khác cũng mang
đến cho Lam Phương nhiều khổ đau lẫn hạnh phúc là ca sĩ Minh Hiếu.
Cuộc đời ông sau đó từng có mối tình say
đắm với ca sĩ Hạnh Dung. Hai ca khúc Bọt biển và Giọt lệ sầu ông
viết cho Hạnh Dung khi chuyện tình yêu của họ rơi vào bế tắc.
Nhờ những cay đắng của cuộc đời, những
sáng tác của Lam Phương trở nên sâu sắc, len lỏi vào tận tâm can người nghe và
dần được người yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt.
Chính vì vậy, Lam Phương đã không còn sống
trong kiếp nghèo và những cuộc tình mới cũng bắt đầu nảy nở.
Phú Quí tiếp nối chương trình khi
tái hiện lại khoảng trời mới trong cuộc tình của người nhạc sĩ.
Anh lột tả chân thật nỗi buồn, nỗi cô
đơn của ca khúc Thành phố buồn bằng chất giọng truyền cảm vốn
có.
Sau thời gian đau khổ với những chuyện
tình, nhạc sĩ Lam Phương lập gia đình với diễn viên kịch Tuý Hồng.
Khi đến Mỹ, ông gặp khó khăn về kinh tế
phải kiếm tiền bằng những việc chân tay nặng nhọc, không may hạnh phúc gia đình
ông cũng tan vỡ trong thời điểm ấy.
Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca
khúc mà tiêu đề chỉ có một chữ. Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài Lầm với
câu hát "Anh đã lầm đưa em sang đây".
LẦM
https://www.youtube.com/watch?v=-JZD7YenM7I
Do ca khúc Ngày em đi khá quen
thuộc với đông đảo khán giả yêu nhạc xưa, nên Triệu Long đã thêm vào một chút
jazz, thể hiện sự mới mẻ cho ca khúc. Đây cũng là lần đầu tiên anh thể hiện
những bước nhảy điêu luyện cùng vũ đoàn ABC.
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng,
là con đầu trong gia đình nghèo có 5 năm anh em tại Rạch Giá, Kiên Giang.
Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều
thu ấy, viết vào năm 15 tuổi. Khi ấy ông phải vay tiền của bạn bè để mướn nhà
in in nhạc, rồi thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn.
Ba năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt
ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa được
hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò
ca múa.
LAM PHƯƠNG & Những Cuộc Tình Vây Quanh | by Nguyễn Ngọc Ngạn
https://www.youtube.com/watch?v=ZbKrts2AtYQ&t=914s
Love Story
Chuyện tình
Chuyện tình (Tiếng Anh:
Love Story) là phim tình cảm lãng mạn , công chiếu năm 1970, do Erich Segal viết
kịch bản; sau đó chính ông phát triển thành tiểu thuyết cùng tên. Phim do Arthur Hiller làm đạo diễn.
Phim kể câu chuyện về Oliver
Barrett IV, một sinh viên Đại học Harvard, xuất thân từ gia đình danh giá, giàu
có. Tại thư viện của trường Radcliffe (một đại học trực thuộc Harvard, dành
riêng cho nữ sinh viên) Oliver gặp và sau đó yêu Jennifer Cavilleri, một sinh
viên Radcliffe lém lỉnh, xuất thân từ gia đình lao động.
https://fsharetv.com/movie/love-story-episode-1-tt0066011
Một mình 3
Anh bây giờ còn có gì để mất/ Ngoài chút tình đã trót gửi cho
em. (Tranh: Đinh Trường Chinh)
Anh bây giờ còn có gì để mất
Ngoài chút tình đã trót gửi cho em
Có ngăn cách mới có ngày gặp mặt
Có xa em anh mới nhớ em thêm
Ở nơi đây ngày cũng như đêm
Anh lẩn quẩn chỉ một mình một bóng
Nhắm mắt lại anh đợi em trong mộng
Mình chờ nhau như thuở mới quen nhau
Anh vẫn thường ngồi ngắm những vì sao
Rồi nhớ chuyện Ngưu Lang chờ Chức Nữ
Tháng Bảy Mưa Ngâu không cầu Ô Thước
Nhớ thương này anh biết gửi về đâu
Đã mấy lần anh định viết vài câu
Chúc em sống được một đời hạnh phúc
Anh sẽ ở một mình trong nhẫn nhục
Đợi cái ngày kết thúc nợ ba sinh
Anh sẽ đi tìm lại chuyện chúng mình
Rồi ngồi viết thành hàng trăm cuốn sách
Em có đọc sẽ biết dù xa cách
Anh vẫn mong được sum hợp cùng nhau
Buổi tương phùng chắc sẽ lắm thương đau
Có vui sướng cũng có nhiều ngấn lệ
Chúng mình sẽ thành cô dâu chú rể
Đời còn gì để nói phải không em
Đặng Quang Tâm
Vua nhà Nguyễn gả con gái như thế nào?
Vào triều Nguyễn, công chúa lấy chồng được gọi là “hạ giá”, tức là gả xuống, hạ xuống mà lấy chồng. Bởi thân là hoàng đế,
cha cua các nàng tất nhiên không tìm được nhà thông gia nào
ngang hàng với mình, công chúa do đó cũng chẳng tìm được
người chồng thực sự môn đăng hộ đối, lấy ai thì cũng là hạ giá mà thôi.
Công chúa cũng có thể thành gái già
Theo quy định của nhà Nguyễn, các công
chúa đến tuổi 16 thì phải tìm nơi để gả. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều khi các
cô gái cành vàng lá ngọc đã ngoài 20 tuổi mà vẫn chưa có nơi có chốn. Nguyên
nhân thường gặp là trong Hoàng tộc có tang. Với các đại tang như vua, hoàng
phi, hoàng thái phi mất, thời gian để tang là 3 năm. Hoàng gia thì đông, nên
đám tang cũng lắm, nhiều khi có đại tang liên tục, khiến hàng loạt công chúa đã
đến tuổi lấy chồng nhưng chuyện cưới xin đành “ách” lại.
Chẳng hạn, năm 1846, dưới thời vua Thiệu
Trị, Thuận Thiên Cao hoàng hậu (vợ thứ của vua Gia Long, thuộc hàng bà nội
đương kim hoàng đế) qua đời. Ngay năm sau, chính vua Thiệu Trị cũng băng hà.
Nghĩa là những công chúa chưa lấy chồng từ trước năm 1846 sẽ phải đợi đến năm
1850 mới được hạ giá. Vào thời gian trước khi Thuận Thiên Cao hoàng hậu mất, có
đến vài chục hoàng nữ, con gái của vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị ở tuổi trăng
tròn. Và khi thời gian tang chế qua đi, họ đã 20 tuổi.
Vào thời ấy, đó đã là tuổi ế chồng nếu
là con gái dân thường. Tuy nhiên, là con vua nên kiểu gì rồi họ cũng được người
ta tìm cho một tấm chồng. Có điều, theo quy định, chỉ những công tử con đại thần
từ nhị phẩm trở lên mới được đưa vào danh sách ứng cử viên con rể vua.
Đó là chưa kể các chàng trai còn phải
đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn như chưa vợ, mặt mũi sáng sủa, cơ thể không có dị
tật, thông minh, có học, tuổi phải lớn hơn hoặc bằng công chúa và ngày giờ sinh
cũng phải phù hợp. Tuy nhiên, khi công chúa đã 20 tuổi, thậm chí già hơn, mới
được lấy chồng thì các chàng trai bằng tuổi cô phần nhiều đã có vợ mất rồi.
Nhiều khi, số chàng trai độc thân
trong độ tuổi phù hợp còn ít hơn cả số công chúa cần lấy chồng, vì thế người ta
phải hạ tiêu chuẩn xuống, đưa vào danh sách ứng viên các công tử nhà quan tam
phẩm. Một khi phải tổ chức quá nhiều đám cưới cho công chúa, lại trong tình trạng
gấp gáp như thế, việc tuyển lựa chú rể cũng không còn quá khắt khe.
Nếu như bình thường, sau khi loại bớt
những người kém hơn, người ta sẽ lựa ra dăm người để các quan lo hôn sự gặp mặt
“phỏng vấn” rồi lựa ra vài người cho đức vua lựa chọn thì trong tình huống này,
họ cũng chỉ chọn quấy quá cho xong.
Theo thống kê, trong số 64 hoàng nữ của
vua Minh Mạng, độ tuổi hạ giá trung bình là 21 – 24, quá già so với tuổi xuất
giá của con gái thường dân.
Đám cưới công chúa có gì lạ?
Khi công chúa đến tuổi lấy chồng, một
danh sách ứng viên phò mã được lập để trình lên vua, trong đó kê chi tiết tên họ,
quê quán, tuổi… của các chàng trai. Vua chọn ra một vị hoàng thân làm Chủ hôn
và một đại thần làm Chiếu liệu (đứng ra tổ chức lễ cưới), đều là những người đạo
cao đức trọng, gia đình phúc lộc song toàn. Hai vị này không chỉ chọn ra những ứng
viên ưu tú nhất cho vua duyệt mà còn lo liệu cho đến khi lễ cưới tổ chức xong
trong ngày lành mà họ chọn.
Theo quy định thời Minh Mạng, để cưới
được công chúa, nhà trai phải đưa 6 lễ: nạp thái (lễ hỏi), vấn danh (hỏi tên tuổi
đôi trẻ), nạp cát (báo tin tuổi hai người đều tốt), nạp trưng (báo ngày cưới),
thỉnh kỳ (xin ngày cưới), điện nhạn (nộp lễ rước dâu), trong đó 2 lễ lớn nhất
là vấn danh và điện nhạn, vì lễ vật ngoài các thứ khác phải có 20 lạng vàng và
100 lạng bạc.
Các đời sau, lễ thỉnh kỳ được bỏ nhưng
lại thêm lễ thân nghinh (rước dâu) ở khâu cuối cùng, quy định về lễ vật cũng
thay đổi tùy triều vua. Hồi đầu, 6 lễ được tiến hành trong 6 ngày khác nhau,
khiến hôn sự kéo dài nên về sau, tất cả được gói gọn trong 3 ngày.
Ngay khi được vua chấm làm rể, vị hôn
phu của công chúa được cấp một số tiền lớn để lập phủ đệ, mua sắm đồ đạc sao
cho xứng với nơi ở của con vua. Công chúa cũng được cấp hồi môn từ 20.000 –
50.000 quan tiền, tùy địa vị của nàng ta (là con của chính cung hay phi tần,
con đầu lòng hay con thứ). Đây là số tiền rất lớn bởi ngay cả lương bổng của
hoàng quý phi – vợ chính của vua – cũng chỉ có 1.000 quan mỗi năm.
Vào ngày rước dâu, công chúa đội mũ
phượng, mặc áo bào và xiêm đều màu đỏ, thêu hoa tròn và chim phượng, đi hài đỏ
thêu phượng, theo nữ quan đến hầu vua cha và hoàng phi để bái biệt và nhận những
lời giáo huấn, rồi bước ra ngoài, nơi phò mã đợi sẵn, tự tay vén rèm kiệu hoa mời
công chúa bước lên.
Đoạn, phò mã cưỡi ngựa che lọng đi trước,
dẫn đường cho đoàn rước với 300 binh sĩ mặc nhung phục chỉnh tề, cầm cờ quạt,
nghi trượng vô cùng tráng lệ. Hộ tống kiệu công chúa có các nữ quan và thị nữ.
Về đến phủ đệ, sau khi làm lễ tơ hồng, đôi tân hôn vào phòng làm lễ hợp cẩn. Họ
uống rượu trong hai cái chén được làm bằng hai nửa của cùng một quả bầu.
Đám cưới cuối cùng của công chúa nhà
Nguyễn được tổ chức năm 1907, cô dâu là công chúa Châu Hoàn, con gái vua Dục Đức,
em gái vua Thành Thái. Từ đó cho đến khi triều Nguyễn sụp đổ năm 1945, không có
thêm công chúa nào hạ giá nữa.
Làm phò mã có sướng không?
Lấy được công chúa là kết thúc có hậu,
đáng mơ ước nhất cho các nhân vật nam trong chuyện cổ tích, và cũng là mơ ước của
đa số đấng nam nhi trong dân gian. Tuy nhiên, các công tử nhà đại thần – đối tượng
được chọn làm phò mã – không phải ai cũng muốn làm rể vua.
Thứ nhất, tuy người lấy công chúa được
ban cho chức Phò mã đô úy, hàm tam phẩm, được cấp 50 lính hầu, nhưng anh ta chỉ
ngồi không ăn lương chứ chẳng có thực quyền. Phủ đệ tuy to lớn nhưng người ta
cũng chỉ biết đó là phủ bà chúa chứ ít ai bảo đó là nhà ông phò mã X, Y nào.
Trong khi đó, lấy phải bà vợ có thân phận cao quý hơn mình, phò mã phải chịu
bao nhiêu thiệt thòi, mà đáng chán nhất là không được lấy thêm vợ, trừ khi bà
chúa không thể sinh con.
Trong cái thời mà đàn ông năm thê bảy
thiếp, chàng ta lại là con đại thần, tiền và quyền đều không thiếu, mà phải chịu
nhịn như thế thì thật quá ấm ức. Đó là chưa kể, lấy vợ công chúa, chàng ta
không thể ngược đãi, hắt hủi vợ như lấy con nhà khác, cho dù có chán ghét thì vẫn
phải ra vẻ tôn trọng.
Lại nữa, ngay trong chuyện cưới xin,
những người đàn ông làm rể hoàng gia đã phải chịu thiệt thòi. Nào là phải dập đầu
tạ ơn bố mẹ vợ, nào là cung kính mời vợ lên, xuống kiệu hoa. Ngay bố mẹ chàng
ta cũng phải chịu thiệt bởi sau hôm hợp cẩn, khi ra mắt bố mẹ chồng, nàng dâu đứng
ở phía tây lạy 4 lạy thì bố mẹ chồng đứng ở phía đông cũng phải đáp lễ bằng 2
vái. Trong cuộc sống sau này, có nhiều cuộc vui giao tế liên quan đến Hoàng tộc,
công chúa được mời còn phò mã thì không.
Nhiều khi, chính các công tử con quan
đại thần bị “ép gả” cho công chúa, nhất là với các nàng công chúa quá lứa do
hoàn cảnh đặc biệt như đã nói ở trên. Công tử nhà quan đại thần thừa sức lấy vợ
trẻ đẹp mà vẫn con nhà danh giá, nay bị ép lấy một phụ nữ đã ngoài 20 tuổi, nhiều
khi nhan sắc cũng không lấy gì làm khá, cộng thêm một cuộc đời gò bó, làm cái
bóng của vợ, thì quả là không bất hạnh nào bằng.
Nhưng một khi đã bị chấm thì có ăn gan
trời cũng không dám từ chối, vì thế nhiều chàng trai khi biết mình có khả năng
lọt vào danh sách ứng cử viên đã giở chiêu chu du thiên hạ, đi thật xa để dù có
bị ghi tên cũng không vào được “vòng phỏng vấn”
(Nguồn : kienthuc.net.vn)