Hàm Rồng Mountain
Vietnam /
Mien Nui Va Trung Du /
Lao Cai /
World
/ Vietnam
/ Mien Nui Va Trung Du
/ Lao Cai
World / Vietnam / Đông Bắc / Lào Cai / Sa Pa
mountain, nature conservation park / area, interesting place
Núi Hàm Rồng
Ở trung tâm thị trấn Sapa, nhìn sang hướng Nam thấy ngọn núi cao sừng sững, người bản xứ gọi là “Trongz ndâu jăngx” “Trongz” là núi, “ndâu jăngx” là hàm rồng, nghĩa là núi Hàm Rồng, tên gọi riêng núi hình đầu rồng.
Từ Lào Cai đi đến cầu 32, cách Sapa 6 km, nhìn thấy dãy núi đứng giữa khoảng trống bao la, cao gần 2000m so với mặt biển, giống như một con rồng, với cái thân vươn dài uốn lượn. Có đuôi từ Cổng Trời giáp xã Hầu Thào và Sa Pả. Đầu ở trung tâm thị trấn, có hàm răng khổng lồ hướng sang phía Tây Nam dãy núi Hoàng Liên Sơn; ngày đêm dầm mưa dãi nắng, đội mây trời.
Sự tích núi Hàm Rồng được người dân khắp vùng kể lại rằng: Cách đây đã lâu, khi lãnh địa mênh mông này mọi sinh vật đều sống hỗn độn trong bùn đất. Vào một thời lập địa, Ngọc hoàng ban lệnh: Tất cả mọi sinh vật còn sống sót trong bùn lầy hãy tự lập lấy địa phận của mình. Lệnh vừa ban, các loài sinh vật tranh nhau chỗ ngụ cư; lúc đó còn lại ba anh em nhà Rồng đang sống trong cái hồ lớn, được tin này nhìn sang hướng đông đã chiếm hết chỗ. Ba anh em chạy về hướng Tây còn rộng hơn giành được địa phận cho mình. Hai người anh lớn khoẻ nên chạy nhanh hơn, ở đó chờ người em. Vì yếu nên người em chạy chậm, không nhìn thấy hai anh, nên đã lạc vào đám đông toàn là sư tử, hổ, báo, gấu… đang giành nhau địa phận. Nhìn thấy đám sinh vật quái ác kia, người em sợ quá rùng mình, co người, há mồm để tự vệ. Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết thời hạn, thân hình người em út nhà Rồng hoá thành núi đá, có dáng đầu ngẩng cao, mồm há, nhe răng. Và hai người anh nhà Rồng cũng hoá thành đá, hình dáng đó vẫn còn cho tới ngày nay.
Nếu ta đứng ở Sâu Chuô (xã Sa pả) quan sát thấy rất rõ hình ba dãy núi nhỏ, giống như ba con Rồng trên khu núi Can hàng. Hai con quay về hướng Lào Cai, đó là hình ảnh hai người anh nhà Rồng. Một con nhìn sang dãy Hoàng Liên Sơn, đó là hình ảnh người em nhà Rồng. Còn cái ao tiếng địa phương gọi là “Pangl Kruôr” nơi ba anh em nhà Rồng trước đây ở nay là khu Lam Đường.
Trong trí tưởng tượng của người dân quanh vùng, núi Hàm Rồng xuất hiện như một chuyện thật: và được linh thiêng hoá như một vị thần, có công tạo nên dãy núi Can Thàng ngày nay. Đã từ lâu, mỗi khi Tết đến, các bậc già làng, trưởng họ ở địa phương xung quanh đều mang lễ vật đặt vào trong hàm con rồng cúng Thổ thần.
Muốn lên núi Hàm Rồng phải qua Cổng trời Một, sau đó qua Cổng trời Hai, đi tiếp mới đến đỉnh núi Đầu Rồng. Trên đó có nhiều cảnh quan rất đẹp, với nhiều hang động, núi đá nhấp nhô trông rất ngoạn mục, lý thú. Với cảnh trí hấp dẫn, Hàm Rồng từ lâu là nơi vãn cảnh dã ngoại của nhiều du khách.
Ở trung tâm thị trấn Sapa, nhìn sang hướng Nam thấy ngọn núi cao sừng sững, người bản xứ gọi là “Trongz ndâu jăngx” “Trongz” là núi, “ndâu jăngx” là hàm rồng, nghĩa là núi Hàm Rồng, tên gọi riêng núi hình đầu rồng.
Từ Lào Cai đi đến cầu 32, cách Sapa 6 km, nhìn thấy dãy núi đứng giữa khoảng trống bao la, cao gần 2000m so với mặt biển, giống như một con rồng, với cái thân vươn dài uốn lượn. Có đuôi từ Cổng Trời giáp xã Hầu Thào và Sa Pả. Đầu ở trung tâm thị trấn, có hàm răng khổng lồ hướng sang phía Tây Nam dãy núi Hoàng Liên Sơn; ngày đêm dầm mưa dãi nắng, đội mây trời.
Sự tích núi Hàm Rồng được người dân khắp vùng kể lại rằng: Cách đây đã lâu, khi lãnh địa mênh mông này mọi sinh vật đều sống hỗn độn trong bùn đất. Vào một thời lập địa, Ngọc hoàng ban lệnh: Tất cả mọi sinh vật còn sống sót trong bùn lầy hãy tự lập lấy địa phận của mình. Lệnh vừa ban, các loài sinh vật tranh nhau chỗ ngụ cư; lúc đó còn lại ba anh em nhà Rồng đang sống trong cái hồ lớn, được tin này nhìn sang hướng đông đã chiếm hết chỗ. Ba anh em chạy về hướng Tây còn rộng hơn giành được địa phận cho mình. Hai người anh lớn khoẻ nên chạy nhanh hơn, ở đó chờ người em. Vì yếu nên người em chạy chậm, không nhìn thấy hai anh, nên đã lạc vào đám đông toàn là sư tử, hổ, báo, gấu… đang giành nhau địa phận. Nhìn thấy đám sinh vật quái ác kia, người em sợ quá rùng mình, co người, há mồm để tự vệ. Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết thời hạn, thân hình người em út nhà Rồng hoá thành núi đá, có dáng đầu ngẩng cao, mồm há, nhe răng. Và hai người anh nhà Rồng cũng hoá thành đá, hình dáng đó vẫn còn cho tới ngày nay.
Nếu ta đứng ở Sâu Chuô (xã Sa pả) quan sát thấy rất rõ hình ba dãy núi nhỏ, giống như ba con Rồng trên khu núi Can hàng. Hai con quay về hướng Lào Cai, đó là hình ảnh hai người anh nhà Rồng. Một con nhìn sang dãy Hoàng Liên Sơn, đó là hình ảnh người em nhà Rồng. Còn cái ao tiếng địa phương gọi là “Pangl Kruôr” nơi ba anh em nhà Rồng trước đây ở nay là khu Lam Đường.
Trong trí tưởng tượng của người dân quanh vùng, núi Hàm Rồng xuất hiện như một chuyện thật: và được linh thiêng hoá như một vị thần, có công tạo nên dãy núi Can Thàng ngày nay. Đã từ lâu, mỗi khi Tết đến, các bậc già làng, trưởng họ ở địa phương xung quanh đều mang lễ vật đặt vào trong hàm con rồng cúng Thổ thần.
Muốn lên núi Hàm Rồng phải qua Cổng trời Một, sau đó qua Cổng trời Hai, đi tiếp mới đến đỉnh núi Đầu Rồng. Trên đó có nhiều cảnh quan rất đẹp, với nhiều hang động, núi đá nhấp nhô trông rất ngoạn mục, lý thú. Với cảnh trí hấp dẫn, Hàm Rồng từ lâu là nơi vãn cảnh dã ngoại của nhiều du khách.
Nearby cities:
Coordinates: 22°19'53"N 103°51'53"E
- Bac Ha town 49 km
- Xin Man District 71 km
- Kunming Xishan Longmen Scenic Area 320 km
- Panlong Gorges (盤龍峽) 822 km
- Mount Qingcheng Scenic Area 957 km
- Zhangjiajie (Dayong) 1005 km
- Liuye Lake 1088 km
- Muping Lake Wetland 1121 km
- Kuimen 1124 km
- Three Gorges Dam (Largest hydroelectric in the World) 1182 km
- Sa Pa commune 3.4 km
- Lao Chai commune 5.9 km
- San Sa Ho commune 5.9 km
- SA PA District 6 km
- Trung Chai Commune 8.3 km
- Ta Van commune 10 km
- Hoang Liên Sơn mountains 10 km
- Bản Khoang 13 km
- xã Nậm Pung - huyện Bát Xát 20 km
- Bát Xát District 33 km