Tu sach Lich su Viet Nam

· · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · ·
Series
35
Books
Quan Hệ Tam Giác Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ (1954 – 1975)
Book 1
4.8
·
“Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975”

Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc công trình nghiên cứu “Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975” của PGS.TS. Phạm Quang Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình này là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia do PGS.TS. Phạm Quang Minh làm chủ nhiệm, đồng thời cũng là đúc kết kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu của tác giả về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Việt Nam.


Nghiên cứu về cuộc Kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam nói chung không phải là đề tài mới. Nhưng tính mới của công trình này là cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề từ góc độ quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ "tay ba" giữa Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc.


Kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, cộng với nguồn tài liệu phong phú, đa dạng ở cả trong và ngoài nước, tác giả đã thành công trong việc phân tích sự vận động của quan hệ tam giác giữa Việt Nam với hai nước XHCN lớn nhất là Liên Xô và Trung Quốc trong giai đoạn từ 1954 đến 1975.


Cuốn sách có bố cục 8 chương, chặt chẽ, khoa học, logic. Trong phần đầu, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của quan hệ tam giác chiến lược, sự hình thành, đặc trưng và hàm ý của nó đối với trường hợp Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích cơ sở hình thành quan hệ tay ba Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc, tiến trình vận động cũng như kết quả của các quan hệ này qua các giai đoạn của cuộc chiến tranh. Cuối cùng, tác giả đánh giá một cách toàn diện tác động của quan hệ tam giác Việt - Xô - Trung đối với cục diện chiến tranh, với mỗi nước, khu vực và thế giới. Những bài học mà tác giả rút ra sau khi nghiên cứu quan hệ tam giác Việt - Xô -Trung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Đó là trong hoạt động đối ngoại, phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, phải có đường lối độc lập tự chủ, khôn khéo, chủ động, cân bằng quan hệ giữa các nước lớn với phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”.


Có thể nói, công trình nghiên cứu của PGS.TS. Phạm Quang Minh đã đề cập đến một vấn đề hết sức phức tạp, nhưng cũng rất thú vị. Phức tạp bởi vì có sự đan xen, phụ thuộc và liên quan mật thiết lẫn nhau giữa ba chủ thể Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc. Thú vị bởi vì, mỗi một vấn đề cần được nhìn nhận và xem xét từ các góc độ khác nhau. Sự phát triển của quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là một ví dụ điển hình của chính trị quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh. Trong cuộc chiến đó, mỗi nước đều có mục tiêu, đường lối và phương thức riêng nhằm đạt được mục đích cuối cùng của mình. Tất cả những điều này cho thấy sự phức tạp của quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc. Nhờ có bản lĩnh và trí tuệ, cách xử lý tỉnh táo và khôn khéo, Việt Nam đã tự bảo vệ được lợi ích quốc gia, đưa cuộc kháng chiến đến thành công.


Công trình nghiên cứu của PGS.TS. Phạm Quang Minh càng có ý nghĩa khi được hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2015) .


Với tất cả những suy nghĩ đó, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc công trình nghiên cứu giá trị này.

Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua
Book 2
4.9
·
Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài.

MỤC LỤC



PHẦN THỨ NHẤT : VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC



I. VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA TRUNG QUỐC


II. VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH ĐÔNG-NAM Á CỦA TRUNG QUỐC


PHẦN THỨ HAI : TRUNG QUỐC VỚI VIỆC KẾT THÚC CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954



I. SAU ĐIỆN BIÊN PHỦ, NHÂN DÂN VIỆT NAM CÓ KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN ĐẤT NƯỚC


II. LẬP TRƯỜNG CỬA TRUNG QUỐC Ở GIƠ-NE-VƠ KHÁC HẲN LẬP TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM, NHƯNG PHÙ HỢP VỚI LẬP TRƯỜNG CỦA PHÁP


III. HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ NĂM 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG VÀ SỰ PHẢN BỘI CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC


PHẦN THỨ BA : TRUNG QUỐC VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐỂ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ (1954-1975)



I. THỜI KỲ 1954-1964 : NHỮNG NGƯỜI CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC NGĂN CẢN NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐẤU TRANH ĐỂ THỰC HIỆN THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ


1) Gây sức áp để Việt Nam chấp nhận chủ trương « trường kỳ mai phục »

2) Ngăn cản nhân dân Việt Nam đẩy mạnh đấu tranh vũ trang ở miền nam

3) Lôi kéo Việt Nam chống Liên Xô


II. THỜI KỲ 1965-1969 : LÀM YẾU VÀ KÉO DÀI CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM


1) Bật đèn xanh cho Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam

2) Phá hoại mọi hành động thống nhất ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược

3) Ngăn cản cuộc thương lượng của Việt Nam với Mỹ để kéo Mỹ xuống thang


III. THỜI KỲ 1969-1973 : ĐÀM PHÁN VỚI MỸ TRÊN LƯNG NHÂN DÂN VIỆT NAM


1) Công khai phản bội nhân dân Việt Nam

2) Nắm trọn vấn đề Cam-pu-chia


IV. THỜI KỲ 1973-1975 : CẢN TRỞ NHÂN DÂN VIỆT NAM GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM


1) Kềm chế cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống Mỹ – Thiệu phá hoại Hiệp định Pa-ri

2) Xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, gây căng thẳng ở biên giới

3) Biến Cam-pu-chia thành bàn đạp chuẩn bị tiến công Việt Nam


PHẦN THỨ TƯ : TRUNG QUỐC VỚI NƯỚC VIỆT NAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG VÀ THỐNG NHẤT (từ tháng 5 năm 1975 đến nay)


I. TRUNG QUỐC SAU THẤT BẠI CỦA MỸ Ở VIỆT NAM


II. ĐIÊN CUỒNG CHỐNG VIỆT NAM NHƯNG CÒN CỐ GIẤU MẶT


1) Thông qua bè lũ Pôn Pốt – Iêng Xa-ry tiến hành cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam từ phía tây-nam Việt Nam

2) Dùng vấn đề người Hoa để chống Việt Nam từ bên trong

3) Dùng vấn đề viện trợ để tăng thêm sức ép


III. ĐIÊN CUỒNG CHỐNG VIỆT NAM MỘT CÁCH CÔNG KHAI


1) Cái gọi là vấn đề « nạn kiều »

2) Cắt viện trợ, rút chuyên gia

3) Duy trì tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Nam

4) Tấn công Việt Nam từ hai hướng

5) Tiếp tục chống Việt Nam bằng mọi thủ đoạn


PHẦN THỨ NĂM : CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG CỦA BẮC KINH, MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI ĐỘC LẬP DÂN TỘC, HÒA BÌNH VÀ ỔN ĐỊNH Ở ĐÔNG-NAM CHÂU Á

Cuộc Chiến Tranh Đông Dương
Book 3
4.0
·
Cuốn sách này là một minh chứng lịch sử của những năm quan trọng 1946-1950 ở Đông Dương thuộc Pháp cho đến thời điểm người Pháp bị thay thế bởi người Mỹ. Được viết bởi một nhà báo người Pháp có kinh nghiệm lâu năm ở Đông Dương.


Bodard mô tả cuộc tái chiếm thuộc địa, sự xuất hiện của Hồ Chí Minh, việc rèn giũa đội quân cách mạng của ông, những cuộc đối đầu với Trung Quốc. Ông cho thấy sự thịnh vượng và tham nhũng của người Sài Gòn, sự mù quáng của các quan chức và lòng kiêu hãnh nhạy cảm của Quân đội Pháp kết hợp thêm "cuộc chiến vui vẻ" và "cuộc chiến bẩn thỉu" như thế nào. Chúng ta sẽ thấy những người Mỹ, một số Yên lặng và một số Xấu xí, lần đầu tiên đến Sài Gòn; và làm thế nào, thông qua các trận chiến hoành tráng và các giao dịch bẩn thỉu, sân khấu được thiết lập cho một hành động cuối cùng bi thảm.


Hai phần đầu tiên đề cập đến sự trở lại của người Pháp ở Đông Dương sau khi quân Nhật bị đánh bại; Sự mê sảng của thể chế, quản lý; và với sự trỗi dậy phi thường của một châu Á mới mà chính quyền thực dân cũ không hề nghi ngờ. Họ đối mặt với những ngày đầu khó khăn, bối rối khi bất chấp sự phản đối của người Mỹ, người Pháp đang cố gắng thu hồi thứ mà họ coi là tài sản của mình; với hành động đàn áp ngày càng lớn mạnh, dần dần làm tha hóa những kẻ đàn áp, cho đến khi nó là một cuộc chiến - một cuộc chiến mà có lẽ vào một thời điểm nhất định đã chiến thắng nếu có sự lãnh đạo tốt hơn, trí thông minh hơn và trên hết là tầm nhìn xa hơn; với quân đội Pháp, chủ nghĩa anh hùng và sự ngu ngốc của nó, và cuộc cãi vã gay gắt, chết người giữa các nhà lãnh đạo của nó. Họ đối phó với sự thiếu hiểu biết phi thường về ý nghĩa của chiến thắng của Mao Trạch Đông và dấu hiệu của một Trung Quốc Đỏ trên biên giới phía bắc của đất nước, và với sự trỗi dậy không ngừng của các lực lượng đối lập - nghèo nàn, thiếu thốn nhưng lại sở hữu một sức mạnh bên trong mà không một đội quân đánh thuê nào của thực dân có thể địch lại.


Vào năm 1950, khi các lực lượng chính quy được đào tạo bài bản, được trang bị vũ khí tốt tràn vào miền Bắc Việt Nam từ các căn cứ của họ ở Trung Quốc Cộng sản, phá hủy hoàn toàn bức bình phong mong manh được dựng lên dọc biên giới; và cuộc chiến tranh theo phong cách hiện đại, quy mô đầy đủ đang diễn ra, với Điện Biên Phủ thấp thoáng trên đường chân trời tăm tối và tất cả các yếu tố của bi kịch đang cận kề. Khó có ai đủ khả năng để viết về những năm tháng đó tốt hơn Lucien Bodard, không chỉ vì kiến thức địa phương, sự đào tạo và kinh nghiệm lâu năm, mà còn vì ngay từ đầu thái độ của ông ấy đã hoàn toàn khách quan. Ông đã cam kết không tham gia đảng phái nào; thậm chí cả các vị tướng.


Các sự kiện như vụ bê bối của những kẻ cướp biển, sự tranh giành của những vị tướng bị lãng quên, và sự tham lam ngu xuẩn của Bảo Đại dường như có vẻ không quan trọng nhưng nếu không có bất kỳ ai trong số đó thì tình hình sẽ phát triển theo các hướng khác nhau.


Đối với bất kỳ ai đọc cuốn sách này, tinh thần dân tộc nồng nàn của người Việt Nam sẽ là một cảm xúc dễ hiểu chứ không đơn thuần là một “yếu tố lịch sử”. Những mâu thuẫn dường như trong Quân đội Pháp, về tinh thần hiệp sĩ dũng cảm, sự tham nhũng không thể phủ nhận, chủ nghĩa anh hùng và lòng hiếu chiến, sẽ được giải quyết lại trong một mối quan hệ thông cảm giữa con người với nhau. Và Việt Nam, "thế giới mà chúng ta chưa từng tạo ra" man rợ này sẽ là một đất nước quen thuộc, một trải nghiệm sống mãi mãi về sau.


Trân trọng gửi tới tất cả các bạn một tác phẩm tuyệt vời!


Có 500 Năm Như Thế: Bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử
Book 5
5.0
·
Đây là sách mới bàn về chủ đề quan hệ Việt - Chăm. Có thể đầu tiên, người Việt từ phía Bắc nhân danh tiến đến trừng phạt người Chăm nhưng cuối cùng định cư luôn ở vùng Chăm. Người Chăm một số nhiều bỏ đi, số ít còn lại, người Việt di dân vào sống xen kẽ với làng Chăm kiểu hình thể da beo. Từ đó xảy ra sự giao lưu, tiếp biến, ảnh hưởng qua lại giữa hai nền văn hóa Việt - Chăm về ngôn ngữ, hôn nhân, trang phục và lối sống.

Cuốn sách là một công trình nghiên cứu công phu về bản sắc văn hóa Quảng Nam trong sự gắn bó chặt chẽ với văn hóa Chăm. Nội dung sách bàn về những nội dung chính: sự thật về hai chữ "Nam tiến", văn hóa Quảng Nam biến đổi theo tiến trình lịch sử, ngôn ngữ Quảng Nam như là ngôn ngữ của người Chăm nói tiếng Việt. Toàn bộ nội dung cuốn sách là nỗ lực khai phá những tri thức mà theo tác giả, đã bị chìm khuất, hay lãng quên trong lịch sử, mà nay cần tạo dựng để giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về văn hóa – vốn là một vấn đề không bao giờ giản đơn.

Qua 260 trang viết cho thấy tác giả Hồ Trung Tú có nhiều suy tư trăn trở để hướng tìm về cuội nguồn, bản sắc của mình cũng như cư dân ở vùng đất Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên.

***

Lịch sử Nam tiến của người Việt Nam trải dài suốt từ thời nhà Lý đến các vua Nguyễn; các năm 1306, 1471 thường được nhắc tới như chỉ là những cột mốc đánh dấu cái dòng chảy rất đều, không ngừng nghỉ của các đoàn người Nam tiến. Thực ra nếu nhìn kỹ vào từng giai đoạn ta sẽ thấy cái dòng chảy ấy không đều như đã nghĩ. Nó có những lúc dữ dội để chiếm hữu, lúc lắng lại để định hình, lúc thì nếp ăn nếp ở ngôn ngữ phong tục thiên về Chàm, lúc thì chuyển hẳn sang Việt. Ở đây chúng tôi xin đưa ra một cách phân kỳ để thử xác định ý nghĩa và dấu ấn của mỗi giai đoạn mà nó để lại trên mỗi tiến trình lịch sử, qua đó có thể ít nhiều hiểu được, và thử dựng lại những gì đã xảy ra trong suốt 500 năm (1306 đám cưới Huyền Trân đến 1802 khi Gia Long lên ngôi) dài dằng dặc ấy.

Ví dụ như giai đoạn lịch sử này, quan hệ Việt - Chàm có điều gì đó rất lạ, nó vừa thân thiết như người nhà lại vừa dữ dội như hai kẻ thù không đội trời chung: Năm 1370, sau cuộc loạn Dương Nhật Lễ, mẹ Nhật Lễ trốn sang Chiêm Thành, bày tỏ tình hình suy yếu của nước Đại Việt và xui Chế Bồng Nga sang đánh Việt. Thế nhưng chỉ sau đó vài năm, 1390, khi Chế Bồng Nga chết ngay trên chiến thuyền khi tiến đánh Đại Việt, con Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan bị La Khải cướp ngôi đã sang Việt cầu cứu. Phong Chế Ma Nô Đà Nan làm Hiệu chính hầu. Đến 1407, khi nhà Minh bắt được Hồ Quý Ly, Chiêm Thành cất quân thu lại đất cũ, dân di cư (Việt vào dưới thời Hồ) sợ chạy tan cả(1), các tướng lĩnh Đại Việt như Hối Khanh, Nguyễn Rỗ đều bỏ chạy cả, chỉ một mình Ma Nô Đà Nan chống nhau với Chiêm Thành, thế cô sức núng, bị người Chiêm giết chết! Trớ trêu thay, đây lại là con của Chế Bồng Nga! Làm sao để hiểu hiện tượng này?

Quan hệ Việt - Chàm giai đoạn này quả thật có điều gì đó rất lạ, không giống như ta thường hình dung rạch ròi địch ta lâu nay! Đó là tầng lớp chính trị, tầng lớp mà ý thức dân tộc, tự hào dân tộc của họ thường mạnh mẽ, thế nhưng ở đây hình như khái niệm dân tộc không còn rạch ròi như ta vẫn thường hình dung. Phải chăng ở mức độ nào đó các khái niệm Chàm - Việt khá là gần gũi chứ không phải chỉ có ta địch? Vậy ở tầng lớp bình dân, nhân dân lao động không quan tâm mấy đến chính trị thì sao? Hẳn các tộc người, các làng Việt - Chàm ở cạnh nhau cũng không phải là điều gì không thể xảy ra.

Vết tích văn hóa Chămpa trong đời sống người Quảng Nam thì nhiều lắm, vật thể thì ở đâu cũng thấy những đền tháp hoặc móng gạch Chàm, ở đâu cũng thấy những Lùm Bà Giàng, miếu Hời, lăng Pô Pô phu nhân, Thiên Y A Na… Phi vật thể thì trước hết phải kể đến những làn điệu dân ca, hát ru, và sau đó là những lễ hội phong tục như thờ cúng cá voi, hát bả trạo, các món ăn, khẩu vị, tính cách, phong tục tập quán. Và trong đó dấu ấn hẳn không thể bỏ qua là giọng nói.


Từ chiến trường khốc liệt
Book 6
4.2
·
Tác giả là người Mỹ gốc New Zealand Peter Arnett, phóng viên nổi tiếng của Hãng AP, CNN, người đã có mặt ở miền Nam Việt Nam từ những năm 1962 cho tới 1975, chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử trong chiến tranh Việt Nam và giờ khắc sụp đổ của chính quyền ngụy Sài Gòn.


Cuốn sách được xuất bản lần đầu tại Mỹ năm 1995, sau đó được tái bản nhiều lần, gây tiếng vang lớn và hấp dẫn độc giả. Dư luận trong và ngoài nước Mỹ đánh giá "Đây là một cuốn tự truyện hay nhất", "Một cuốn hồi ký mẫu mực", "Một tài liệu có sức mạnh hay nhất", v.v,..


Từ chiến trường khốc liệt - cuốn tự truyện - hồi ký mang tính báo chí được ghi chép cẩn thận, công phu, là tập tài liệu lịch sử vô cùng quý giá của một phóng viên chiến trường, gần như dành cả phần lớn thời gian cuộc đời mình viết về đề tài chiến tranh. Ông viết về tất cả những điều cảm nhận, trải qua, chứng kiến ở những nơi chiến sự mà Ông đặt chân tới: VIệt Nam, Lào, Iran, Iraq, Afganistan...


Trong cuốn sách, tác giả ghi lại khá kỹ về những sự kiện Chiến tranh Việt Nam, diễn biến những hoạt động tác chiến ở chiến trường, đặc biệt là những sự kiện dấu mốc như: cuộc đấu tranh, biểu tình của các tăng ni, phật tử ở Huế, vụ tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức, cuộc đảo chính lật đổ anh em Ngô Đình Diệm, các trận đánh, các chiến dịch lớn giữa quân Mỹ - Ngụy và quân giải phóng miền Nam Việt Nam, cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, các chiến dịch dẫn tới giải phóng Sài Gòn và cuối cùng là giờ khắc sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn,.. cùng tâm trạng hoang mang, bi quan, thất vọng của các tổng thống, tướng tá Mỹ, ngụy tham gia điều hành bộ máy chiến tranh trước các sự kiện. Tất cả được tác giả ghi chép và kể lại một cách chân thực, khách quan với tư cách là một phóng viên chiến trường chuyên nghiệp. Chính những tin, bài, phóng sự của tác giả được đăng tải trên báo chí khi đó đã gây tranh cãi và có tác động ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận Mỹ và nhiều nước trên thế giới, làm cho nhân dân Mỹ và nhân dân nhiều nước trên thế giới hiểu đúng hơn về cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhờ đó mà Perter Arnett đã giành được giải thưởng báo chí Pulitzer danh giá vào năm 1966 và rất nhiều giải thưởng khác.


Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và tháng 3-2003, Peter Arnett đã gây chấn động thế giới bởi những phóng sự nóng hổi được truyền hình trực tiếp trên CNN từ chiến trường Baghdad. Những sự kiện về Chiến tranh Iraq cũng được phản ánh chân thực trong cuốn sách.


Peter Arnett là phóng viên phương Tây đầu tiên và duy nhất phỏng vấn trùm khủng bố Osama Bin Laden.

***

Công việc làm tin chiến trường về Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng lớn tới 35 năm trong nghề phóng viên quốc tế sau này của tôi. Khi đến với Việt Nam như một chàng trai trẻ đầy lý tưởng tôi nhận thấy không sự thỏa mãn cá nhân nào quá lớn cho một phóng viên chiến trường bằng việc nói ra sự thật về lòng dũng cảm và những bi thương đồng hành cùng người lính. Tôi viết về chiến tranh ở Việt Nam từ năm 1962 đến 1975, và tôi đã học được rằng trong chiến tranh hiện đại người dân thường thiệt thòi nhiều hơn những người tham chiến và vai trò của phóng viên chiến trường là phải nói lên câu chuyện của họ.


Đó cũng là niềm tin đồng hành cùng tôi nhiều năm sau này tới Baghdad trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 đã kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của lệnh cấm vận đối với 25 triệu người dân Iraq như sự trừng phạt lên người đứng đầu của họ, Saddam Hussein. Cũng như trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, tôi làm tin truyền hình trực tiếp về các trận đánh bom Baghdad trong suốt chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai vào thảng-2003. Giống như khi ở Việt Nam trước đó 40 năm, để chứng kiến sự thật ác liệt về chiến tranh của người Mỹ, tôi đã ở lại Iraq hơn 4 năm nữa để ghi lại những hỗn loạn và bi thương dẫn đến án treo cổ dành cho Saddam Hussein năm 2006.


Tôi có nhiều dấu mốc quan trọng trong suốt 50 năm làm tin chiến trường của mình, đó là vào tháng 3-1997, cùng với đội quay phim của CNN tôi đã phỏng vấn trùm khủng bố Osama Bin Laden ở nơi ẩn nấp trên núi của ông ta ở Afghanistan. Vào thời điểm đó, Bin Laden ít được công chúng biết đến, nhưng ông ta đã bị các cơ quan tình báo quốc tế theo dõi như một người cuồng tín Hồi giáo nguy hiểm với nguồn tài chính cá nhân đáng kể. Trong bài phỏng vấn cá nhân của mình, Bin Laden tuyên bố một cuộc thánh chiến với Mỹ và hứa sẽ gây ra nhiều xung đột và thiệt hại cho quân đội nhằm xóa bỏ sự ảnh hưởng của phương Tây trong giới Hồi giáo. Vào thời gian phỏng vấn ông ta, những mối đe dọa của Bin Laden từ những ngọn núi phía xa chỉ là lối nói hoa mỹ rỗng tuyếch. Nhưng khi cuộc tấn công không tặc mà ông ta tổ chức tấn cống vào Tòa nhà Thương mại thế giới ngày 11-9-2001 giết chết 3.000 người dân đã làm thay đổi trật tự. thế giới


Nhiều năm làm phóng viên quốc tế, tôi hiểu rõ vai trò quan trọng của truyền thông trong thời sự thế giới và đây cũng là thông điệp tôi truyền tải trong bài giảng ở các Trường Đại học Báo chí và các Tổ chức truyền thông trong nhiều năm.


Tôi đã dẫn một nhóm sinh viên của Trường Đại học Shantou (Sán Đầu) ở phía nam Trung Quốc tới thăm Việt Nam trong chuyến đi thực tế viết tin ba tuần đáng nhớ vào mùa hè năm 2007.


Với kinh nghiệm trước đây của tôi ở Việt Nam vào những năm 1960 và 1970 và rất nhiều chuyến thăm sau này, tôi đã giảng bài về chủ đề đó ở Trường Đại học Shantou. Tôi muốn các sinh viên có cảm nhận về cuộc chiến tranh đó và những người Việt nam đã được sinh ra khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Rất nhiều người quan sát đã viết rằng cuộc chiến tranh không còn ảnh hưởng trong đời sống của người Việt Nam, đất nước đã hòa bình và khôi phục kinh tế là mục tiêu hàng đầu của mọi người.


Dọc hành trình từ Bắc tới Nam, chúng tôi thấy sự tốt bụng và niềm vui trên những gương mặt người Việt Nam với những người khách nước ngoài. Tôi nhận ra rằng Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác kinh tế và chính trị với những kẻ thù trước đây ở phương Tây.


Hầu hết những người Việt Nam chúng tôi gặp ở miền Bắc đều hiểu được những đau thương mất mát trong chiến tranh họ phải gánh chịu và chúng tôi được biết có khoảng 3 triệu người chết. Chúng tôi tìm thấy rất nhiều tàn tích của chiến tranh ở miền Nam nhưng cũng hiểu rằng đó là miền Bắc đã cung cấp sức người sức của cho miền Nam với khẩu hiệu "sinh ra ở miền Bắc và chết ở miền Nam". Đó là lời thương xót của những gia đình Việt Nam mất con trong chiến tranh. Cảm nhận về nỗi đau đã lan tỏa trong Văn học Việt Nam vài thập kỷ qua.


Các sinh viên Trường Đại học Shantou nhanh chóng nhận ra rằng Chính phủ Việt Nam ghi nhận lòng yêu nước và sự hy sinh từ việc dựng lên nghĩa trang Trường Sơn ở khu vực Bến Tắt, Quảng Trị với hơn 10.000 ngôi mộ tôn kínhcho đến nhà tù của Pháp cũ có tên "Hỏa lò" ở trung tâm thủ đô, nơi bộ quần áo phi công còn vấy máu của Jonh McCain ở một trong những phòng nơi những người tù Mỹ bị giam giữ trong nhiều năm. Bi thương hơn nữa, nhà tù còn phác họa những hình ảnh và mô hình về các hình thức tra tấn dã man mà thực dân Pháp đã sử dụng đối với tù chính trị trong suốt 100 năm thống trị gồm máy chém cao bằng gỗ với lưỡi dao sắc và chiếc rổ đựng đầu vấy máu nằm gần đó.


Có một khung cảnh đặc biệt thu hút sự chú ý của các sinh viên và tôi hy vọng nó sẽ đọng lại lâu trong ký ức của họ. Đó là một căn phòng lớn trong Bảo tàng Chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh với những trưng bày cho các phóng viên nước ngoài, những người đã làm tin về các cuộc chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp. Những khuôn mặt và hình ảnh đều quen thuộc với các sinh viên Shantou bởi vì họ là những đồng nghiệp trước đây của tôi và tôi thường nói về họ trong các bài giảng của mình, các phóng viên ảnh hy sinh trong chiến tranh như Larry Borrow của tạp chí Life, Henri Huet và Huỳnh Công la của AP và Koichi Sawada của UPI cùng nhiều người khác nữa. Sự đau thương mất mát của chiến tranh đã không làm mờ đi sự ghi nhận của Chính phủ Việt nam về lòng dũng cảm và sự hy sinh của các phóng viên chiến trường ở các quốc gia đã đấu tranh để nói lên sự thật về cuộc chiến và sự hy sinh của họ. Đó là điểm nhấn trong chủ đề bài giảng của tôi ở Trường Đại học Shantou rằng báo chí có một vài trò to lớn và đáng giá trong thế giới ngày nay.


Những chuyến thăm trở lại Việt nam, đặc biệt là hành trình cùng với các sinh viên là những chuyến thăm hài lòng trong cuộc đời tôi. Đó là những chuyến thăm khép lại vòng tròn từ khi lần đầu tiên tôi đến với tư cách là một phóng viên trong một đất nước bị chiến tranh tàn phá vào năm 1962 đến khi từ những tàn tích của một cuộc chiến tranh dài, một đất nước hòa bình, độc lập xuất hiện tự hào trên chính trừong quốc tế.



Mởi các bạn đón đọc Từ Chiến Trường Khốc Liệt của tác giả Peter Arnett.

Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris
Book 7
5.0
·
Trong lịch sử đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta chưa bao giờ có cuộc đàm phán nào kéo dài như tại Hội nghị Paris, từ ngày 15 tháng 3 năm 1968 đến 27 tháng 1 năm 1973, kéo dài 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng. Cuối cùng cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi.

Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật, 28 tháng 1 năm 1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật:

"Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.

Hiệp định Paris đã được ký chính thức.

Từ 7 giờ sáng nay, chiến tranh chấm dứt ở cả hai miền nước ta".

Thế là "Chính nghĩa đã thắng phi nghĩa! Ý chí bất khuất đã thắng bạo tàn! Việc đạt một hiệp định như vậy là một thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam" - như tuyên bố của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ tại cuộc họp báo lớn vào chiều ngày 24 tháng 1 năm 1973 ở Thủ đô Paris của nước Pháp.

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973 – 27-1-2013), được sự đồng ý của đồng chí Lưu Văn Lợi và gia đình đồng chí Nguyễn Anh Vũ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris. Là những nhân chứng lịch sử, đã trực tiếp tham gia trong suốt quá trình diễn ra Hội nghị Paris, các tác giả cuốn sách đã phác họa bức tranh tổng thể toàn bộ quá trình dẫn tới Hội nghị được bắt đầu từ các cuộc tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Paris; phân tích âm mưu, kế hoạch của Mỹ; quan điểm, phương sách đối phó của ta; các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris theo trình tự thời gian diễn ra Hội nghị.

Nội dung cuốn sách gồm có 2 phần:

Phần một: Cuộc tiếp xúc bí mật Việt Nam – Hoa Kỳ trước Hội nghị Paris

Phần hai: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris

Hiệp định Paris về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Cội nguồn thắng lợi của Hội nghị Paris là tinh thần quyết chiến quyết thắng, là ý chí quật cường đấu tranh bền bỉ bảo vệ chân lý, giành độc lập, tự do của cả dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh này phản ánh đầy đủ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, dựa vào chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hội nghị Paris và Hiệp định Paris mãi mãi đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh nói riêng như một mốc son không bao giờ phai mờ.


Nội Các Trần Trọng Kim Bản Chất, Vai Trò Và Vị Trí Lịch Sử
Book 8
5.0
·
Cuốn sách là một chuyên khảo lịch sử độc đáo, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa chính trị quan trọng bởi nó đề cập đến một trong những “khoảng trống” trong nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cận – hiện đại. Nội dung sách gồm ba chương chính. Chương I tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim. Chương II trình bày chi tiết các chủ trương, chính sách và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim. Chương III xem xét những cách đánh giá khác nhau về Nội các Trần Trọng Kim, đưa ra cách đánh giá mới của bản thân tác giả về bản chất, vai trò, những đóng góp tích cực và những hạn chế của Nội các Trần Trọng Kim, trên cơ sở đó nêu ý kiến đánh giá về vị thế lịch sử của Nội các này và hệ thống chính quyền bản xứ do nó lãnh đạo.

***

Cuốn sách nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và cụ thể hoàn cảnh, nguyên nhân ra đời, các chủ trương, chính sách và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim, để đi tới những cách đánh giá mới về bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của nó. 

Trên cơ sở kế thừa kết quả của những nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài, tác giả đã cố gắng khai thác những nguồn sử liệu có liên quan, như các tài liệu lưu trữ về Nội các Trần Trọng Kim, các báo và tạp chí xuất bản năm 1945 ở Việt Nam và hồi ký, hồi tưởng của một số nhân chứng lịch sử. 

         Cuốn sách gồm có ba chương:

Chương I: Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của nội các Trần Trọng Kim, tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim. Trong nhiều nghiên cứu trước đây, nhất là các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam, vấn đề này còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Ở đó, Nội các Trần Trọng Kim được trình bày như thể nó đột ngột "hiện ra" sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp (9-3-1945). Trong công trình này, sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim, trái lại, được đặt trong một bối cảnh rộng lớn của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai để xem xét và phân tích. Dựa trên nguồn tài liệu do các nhà nghiên cứu Nhật Bản cung cấp, tác giả chỉ ra rằng sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim là sự hiện thực hóa một trong các phương án thống trị Việt Nam của phát xít Nhật, hơn nữa phương án này đã được chuẩn bị khá kỹ càng từ khoảng gần hai năm trước khi cuộc đảo chính Nhật - Pháp xảy ra. Xa hơn, tác giả cho rằng, sở dĩ phương án Bảo Đại - Trần Trọng Kim được người Nhật lựa chọn, trong khi các phương án khác bị họ loại bỏ, là do kết quả tác động của nhiều yếu tố, trong đó có hệ quả của chính sách chiếm đóng Đông Dương của người Nhật từ tháng 9-1940, của diễn biến mau lẹ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, của sự phát triển của các nhóm "dân tộc chủ nghĩa thân Nhật" ở Việt Nam, và đặc biệt, của cả sự phát triển của phong trào cứu quốc do Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo.Kết quả nghiên cứu ở chương này sẽ là cơ sở để trình bày và phân tích các vấn đề ở chương II và chương III.                                              

Chương II: Sự ra đời và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim, nghiên cứu và trình bày chi tiết các chủ trương, chính sách và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim từ khi nó chính thức được Hoàng đế Bảo Đại phê chuẩn (ngày 17-4-1945) cho tới phiên họp cuối cùng của nó (vào ngày 23-8-1945). Đây cũng là vấn đề mới chỉ được trình bày khá giản lược trong các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và ở nước ngoài. Trên cơ sở phối hợp khai thác thông tin từ nhiều nguồn sử liệu, tác giả đã trình bày những vấn đề trên một cách cụ thể, nêu rõ kết quả và tác động của từng chủ trương, chính sách và từng hoạt động chính của Nội các. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc phân tích, đánh giá về Nội các Trần Trọng Kim ở Chương III.

Chương III: Về bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của Nội các Trần Trọng Kim, tập trung trình bày kỹ những cách đánh giá khác nhau về Nội các Trần Trọng Kim. Để đảm bảo một sự công bằng nhất định với lịch sử của Nội các, tác giả có dành cho "tiếng nói của những người trong cuộc" một không gian nhất định. Tiếp đó, lần lượt trình bày ý kiến đánh giá, nhận định của giới nghiên cứu phương Tây, Nhật Bản và Việt Nam về đối tượng nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan, tác giả chỉ nêu ra những nhận định và đánh giá của người đi trước mà không bình luận gì thêm, trừ khi thật cần thiết. Cuối cùng là đề xuất cách đánh giá mới về bản chất, vai trò, những đóng góp tích cực và những hạn chế của Nội các Trần Trọng Kim, trên cơ sở đó nêu ý kiến đánh giá về địa vị lịch sử của Nội các này và hệ thống chính quyền bản xứ do nó lãnh đạo.

Kết luận của cuốn sách là: Nội các Trần Trọng Kim và hệ thống chính quyền bản xứ tồn tại ở Việt Nam từ sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp cho tới Cách mạng Tháng Tám chính là một hệ thống chính quyền bù nhìn của người Nhật, do người Nhật dựng nên nhằm phục vụ mục tiêu chiếm đóng và tác chiến của quân đội Nhật. Tuy nhiên, đó chỉ là một chính quyền bù nhìn thụ động, không phải là chính quyền tay sai đắc lực của người Nhật. Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của nó, Nội các Trần Trọng Kim đã có một số đóng góp tích cực đối với sự phát triển của phong trào dân tộc chủ nghĩa, góp phần bảo vệ chủ quyền, thống nhất quốc gia, nhưng về căn bản thì Nội các đã thất bại trong việc thực thi một loạt các chính sách do nó tự đề ra, đặc biệt là nó đã bất lực trong việc giải quyết nạn đói ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Đó là những căn cứ để khẳng định, rằng trước sau Nội các Trần Trọng Kim và hệ thống chính quyền bản xứ vẫn là một bộ phận trong kết cấu quyền lực thống trị ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Toàn bộ kết cấu quyền lực đó là do người Nhật kiểm soát và điều hành, vì vậy dân tộc Việt Nam muốn đi tới sự giải phóng thực sự và nền độc lập thực sự thì buộc phải lật đổ và thủ tiêu kết cấu quyền lực đó, trong đó có chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim. Và việc nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, trong quá trình tiến hành tổng khởi nghĩa vào nửa sau của tháng 8-1945, đã thực hiện thành công việc trung lập hóa quân Nhật và lật đổ chính quyền bù nhìn thân Nhật Trần Trọng Kim chính là phương thức "lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật" một cách sáng tạo, dũng cảm và khéo léo nên đã thành công "nhanh gọn và ít đổ máu". Điều này cũng góp phần làm sáng tỏ tính chất dân tộc và dân chủ cũng như tầm vóc to lớn của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

 Sách gồm 376 trang

Phạm Thị Thinh

***

Do tầm vóc lớn lao và ý nghĩa lịch sử to lớn của nó mà cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã trở thành đề tài nhận được sự quan tâm sâu sắc của giới nghiên cứu lịch sử ở trong và ngoài nước. Cho đến nay, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu công phu của các nhà sử học Việt Nam và nước ngoài được công bố bằng nhiều thứ tiếng khác nhau đề về đề tài này. Tuy nhiên, dù tiếp cận vấn đề từ những góc độ khác nhau, hầu hết các tác giả đều chỉ quan tâm nghiên cứu quá trình nhân dân Việt Nam trong thời kỳ Thế chiến II đã nỗ lực vùng lên tự giải phóng mình và lập nên chính quyền cách mạng như thế nào mà thôi.

Điều đáng ngạc nhiên là trong hầu hết các nghiên cứu đã được công bố, đối tượng của cuộc Cách mạng tháng Tám chỉ được quan tâm ở mức độ rất hạn chế. Cho dù ách chiếm đóng của quân đội Nhật Bản, chế độ và chính sách cai trị của tập đoàn thống trị thực dân Pháp tại Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới II đã được khảo cứu khá sâu sắc trong một số công trình của các học giả Việt Nam và nước ngoài thì những câu hỏi vô cùng quan trọng sau đây vẫn còn dường như bỏ ngỏ hoàn toàn, hoặc nói chính xác hơn là chưa có lời giải đáp thỏa đáng, đó là: trong quá trình lực lượng yêu nước và cách mạng giành chính quyền thì quyền lực chính trị nào đã bị thủ tiêu, chính quyền nào đã bị lật đổ, chính quyền bị lật đổ đó có lịch sử và hoạt động ra sao, bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của nó nên được đánh giá như thế nào cho thỏa đáng?

Chừng nào những câu hỏi trên đây chưa được trả lời một cách thỏa đáng thì những gì chúng ta đã biết, đã trình bày về lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám nói riêng và lịch sử Việt Nam cận - hiện đại nói chung vẫn còn một “khoảng trống” không nhỏ, và do vậy những đánh giá, luận giải về tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám vẫn còn chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, toàn diện và chưa thật chắc chắn.

Trên thực tế thì trong quá trình lực lượng yêu nước và cách mạng giành chính quyền ở nửa sau tháng Tám năm 1945, hệ thống chính quyền bản xứ do Hoàng đế Bảo Đại và Nội các Trần Trọng Kim đứng đầu đã bị lật đổ trên phạm vi toàn quốc, tất cả các cấp, từ thành thị tới nông thôn.

Vậy thì bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của Nội các Trần Trọng Kim và hệ thống chính quyền bản xứ đã bị cách mạng lật đổ đó cần phải được đánh giá như thế nào? Đó chính là lý do chủ yếu đã thôi thúc Phạm Hồng Tung đi sâu tìm hiểu về lịch sử ra đời, hoạt động, bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của Nội các Trần Trọng Kim.

Trong hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố về cuộc Cách mạng tháng Tám và về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1940-1945, các tác giả đều đã có đề cập đến lịch sử và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim dưới những góc nhìn khác nhau, nhưng nhìn chung còn mới chỉ dừng lại ở mức độ khá giản lược. Có thể nói chưa bao giờ lịch sử của Nội các Trần Trọng Kim và hệ thống chính quyền thuộc địa do nó chỉ huy được coi là một đối tượng nghiên cứu độc lập của các nhà sử học Việt Nam và nước ngoài. Trong các công trình đã công bố, cho tới nay nó chỉ được coi như một đối tượng nghiên cứu phụ mà thôi.

Và đặc biệt, cách nhìn nhận, đánh giá của giới học giả ở Việt Nam và ở nước ngoài về bản chất, vai trò và địa vị lịch sử của Nội các Trần Trọng Kim cũng rất khác nhau. Trong khi nhiều tác giả coi Nội các Trần Trọng Kim là chính phủ bù nhìn, thân Nhật, là tay sai của phát xít Nhật, vừa phản dân tộc, vừa phản dân chủ, thì trái lại, một số tác giả lại đề cao Nội các này, cho rằng nó là một chính phủ dân tộc của các trí thức yêu nước, đấu tranh vì nền độc lập và bảo vệ chủ quyền quốc gia, thậm chí nó đã khởi xướng một cuộc cách mạng ở Việt Nam. Ôn hòa hơn là loại quan điểm thứ ba của một số học giả Việt Nam và nước ngoài cho rằng Nội các Trần Trọng Kim là một chính phủ của những nhà cải cách kỹ trị có tinh thần dân tộc, nhưng bất lực trước nhiệm vụ lịch sử của nó.

Đứng trước tình hình đó, mục đích của công trình này là nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và cụ thể hoàn cảnh, nguyên nhân ra đời, các chủ trương, chính sách và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim, để đi tới những cách đánh giá mới về bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của nó, thông qua đó góp phần mang lại nhận thức mới, đầy đủ và xác thực hơn về lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại.

Để giải quyết những nhiệm vụ phức tạp nói trên, Phạm Hồng Tung đó dày cụng khai thỏc, xử lý và sử dụng nhiều ngồn sử liệu khỏc nhau. Tỏc giả đó tham bỏc rộng rói, kế thừa cú chọn lọc hàng chục cụng trỡnh nghiờn cứu của cỏc học giả Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời, nhờ được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong và ngoài nước, tác giả đó khai thỏc, xử lý và đưa vào sử dụng trong công trỡnh này nhiều nguồn sử liệu mới cú giỏ trị, đặc biệt là các tài liệu lưu trữ do các nhà nghiên cứu Nhật Bản cung cấp. Vỡ vậy, cú thể núi một trong những yếu tố tạo nờn giỏ trị học thuật đặc biệt cho cụng trỡnh nghiờn cứu này của Phạm Hồng Tung chớnh là cơ sở sử liệu phong phú, đa dạng được tác giả xử lý một cỏch chuyờn nghiệp, cẩn trọng.  

Về cách tiếp cận, vì đây là một chuyên khảo lịch sử, nên trên căn bản nghiên cứu này dựa trên hệ thống các phương pháp đặc thù của khoa học lịch sử, trong đó, mỗi sự kiện, từng quá trỡnh hay nhõn vật lịch sử đều được phục dựng, trỡnh bày và kiến giải trong phối cảnh của cỏc mối liờn hệ lịch đại và đồng đại. Mỗi phán đoán của tác giả đều dựa trên những cứ liệu chắc chắn. Đồng thời, tác giả cũng ý thức đầy đủ rằng đối tượng nghiên cứu lại mang tính đặc thù, bởi đó là một thiết chế chính trị cụ thể nên các phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận của khoa học chính trị hiện đại cũng đã được phối hợp vận dụng ở những mức độ nhất định. Sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử với các cách tiếp cận của khoa học chính trị hiện đại đã làm cho công trình của Phạm Hồng Tung bộc lộ tính chất liên ngành rõ ràng và đây chính là một trong những yếu tố quan trọng đưa lại những đóng góp học thuật mới, có giá trị của công trình. 

Về kết cấu, công trình này gồm có ba chương nội dung. Tại chương thứ nhất, tác giả tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim. Như Phạm Hồng Tung đã chỉ ra một cách xác đáng, rằng trong nhiều nghiên cứu trước đây, nhất là các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam, vấn đề này còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Ở đó, Nội các Trần Trọng Kim được trình bày như thể nó đột ngột “hiện ra” sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp (9.3.1945). Chính cách trình bày như vậy làm cho việc tìm hiểu về bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của Nội các Trần Trọng Kim gặp khó khăn, và đây chính là một trong những lý do dẫn đến những cách kiến giải khác nhau về đối tượng nghiên cứu này.

Trong công trình của Phạm Hồng Tung, sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim, trái lại, được đặt trong một bối cảnh rộng lớn của cuộc Thế chiến II và đặc biệt là trong diễn trình lịch sử của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam từ 1940 đến 1945 để xem xét và phân tích. Dựa trên nhiều nguồn tài liệu, nhất là các sử liệu do các nhà nghiên cứu Nhật Bản cung cấp, Phạm Hồng Tung đã chỉ ra, rằng sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim là sự hiện thực hóa một trong số các phương án thống trị Việt Nam của phát xít Nhật, hơn nữa phương án này đã được chuẩn bị khá kỹ càng từ khoảng gần hai năm trước khi cuộc đảo chính Nhật – Pháp xảy ra. Theo nghiên cứu của tác giả thì trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới II, giới lãnh đạo Nhật Bản ở Tokyo và ở Đông Dương không ngừng tranh cãi và cân nhắc về chính sách của họ đối với Đông Dương thuộc Pháp nói chung và đối với phong trào dân tộc chủ nghĩa của người Việt Nam nói riêng. Cuối cùng thì sự lựa chọn chính sách của người Nhật bao giờ cũng hướng tới mục tiêu tối hậu và duy nhất của họ là phục vụ cho các nỗ lực chiến tranh của họ. Đây chính là nguyên nhân mà người Nhật đã quyết định không lật đổ mà lại cộng tác với thực dân Pháp để cùng cai trị và bóc lột Đông Dương cho đến đầu năm 1945. Hệ quả của chính sách này chính là việc ủng hộ nửa vời của người Nhật đối với các nhóm “dân tộc chủ nghĩa thân Nhật” của người Việt Nam. Do đó, trong so sánh với các nước Đông Nam Á khác, ở Việt Nam các nhóm thân Nhật đều tương đối yếu và phân tán.

Từ khi diễn biến cuộc Thế chiến II ngày càng trở nên bất lợi cho Nhật Bản, và đến đầu năm 1945, trước thế thua toàn diện, quân Nhật quyết định tiến hành đảo chính lật đổ thực dân Pháp để loại trừ âm mưu đánh tập hậu của Pháp, bảo đảm an toàn cho cây cầu chiến lược Đông Dương mà lúc đó đã trở nên có ý nghĩa sống còn với quân Nhật trên toàn cõi Đông Á. Nhưng vấn đề mới được đặt ra là: quân Nhật sẽ cai trị Việt Nam như thế nào sau khi lật đổ người Pháp. Lúc này người Nhật mới phải cân nhắc lựa chọn nhóm thân Nhật nào của người bản xứ để trao cho việc lập chính phủ bù nhìn. 

 Theo nghiên cứu của Phạm Hồng Tung thì ở vào thời điểm đầu năm 1945 quân Nhật có trong tay một số lựa chọn. Trong đó, phương án Cường Để - Ngô Đình Diệm được nhiều chính khách ngoại giao Nhật ủng hộ, bởi phương án này có sự hậu thuẫn của Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh hội và hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo. Trên thực tế thì đây là nhóm thân Nhật mạnh nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, giới quân sự Nhật tại Đông Dương đã kiên quyết phản đối phương án này, vì lo ngại sẽ gây ra những đảo lộn ở Việt Nam và điều này là bất lợi cho việc phòng thủ lúc đó của quân Nhật. Đó chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho tất cả các nhóm thân Nhật tương đối có thực lực ở Việt Nam bị người Nhật loại bỏ và phương án Bảo Đại – Trần Trọng Kim vốn chỉ là một phương án dự bị đã được người Nhật lựa chọn.

Đó chính là bối cảnh lịch sử dẫn đến việc ra đời của Nội các Trần Trọng Kim. Kết quả nghiên cứu ở chương này sẽ là cơ sở để trình bày và phân tích các vấn đề ở chương thứ hai và chương thứ ba.

Trong chương thứ hai, tác giả đã trình bày khá chi tiết các chủ trương, chính sách và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim từ khi nó chính thức được Hoàng đế Bảo Đại phê chuẩn (ngày 17 tháng tư năm 1945) cho tới phiên họp cuối cùng của nó (vào ngày 23 tháng 8 năm 1945). Đây cũng là vấn đề mới chỉ được trình bày khá giản lược trong các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và ở nước ngoài. Trên cơ sở phối hợp khai thác thông tin từ nhiều nguồn sử liệu, tác giả đã cố gắng trình bày những vấn đề trên một cách cụ thể, nêu rõ kết quả và tác động của từng chủ trương, chính sách và từng hoạt động chính của Nội các. Đây chính là cơ sở hết sức quan trọng cho việc phân tích, đánh giá về Nội các Trần Trọng Kim ở chương thứ ba.

Mặc dù đã cố gắng, nhưng do còn chưa khai thác được đủ cơ sở dữ liệu cần thiết nên hoạt động của các cấp chính quyền bản xứ ở các địa phương chỉ được đề cập đến ở mức độ hạn chế. Trong tương lai, nếu tác giả tiếp tục đầu tư công sức để phục dựng và làm rõ các hoạt động của bộ máy chính quyền bản xứ ở Việt Nam tại tất cả các cấp và các địa phương, đặc biệt là mối tương tác giữa các cấp chính quyền địa phương với bộ máy chỉ huy trung ương, tức là Nội các Trần Trọng Kim, thì những luận giải của tác giả về bản chất, vai trò và vị trí lịch sử của hệ thống chính quyền đó trong diễn trình lịch sử dân tộc chắc chắn sẽ sáng rõ và vững chắc và đầy đủ hơn.

Chương thứ ba là chương quan trọng nhất của toàn bộ công trình, trong đó Phạm Hồng Tung tập trung trình bày kỹ những cách đánh giá khác nhau về Nội các Trần Trọng Kim và đề xuất những kiến giải, đánh giá riêng của ông về vấn đề này.

Như Phạm Hồng Tung cho biết, để đảm bảo một sự công bằng nhất định với lịch sử của Nội các, tác giả có dành cho “tiếng nói của những người trong cuộc” một không gian nhất định. Đây là điều khác biệt so với những nghiên cứu trước đây khi đề cập đến Nội các này, đồng thời cũng là một minh chứng cho thái độ thận trọng, tôn trọng sự thật lịch sử của tác giả.

Trong nghiên cứu của mình, Phạm Hồng Tung dẫn ra ý kiến của ba nhân vật có thể được coi là tiêu biểu cho “tiếng nói của những người trong cuộc”. Đó là các ý kiến của Trần Trọng Kim – người đứng đầu Nội các, Hoàng Xuân Hãn – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghệ thuật, và Phan Anh – nguyên Bộ trưởng Bộ Thanh niên. Cũng vẫn với thái độ khách quan, thận trọng, tác giả chủ ý chỉ dẫn lại mà hầu như không bình luận gì về các ý kiến của ba nhân vật nói trên được trình bày trong các bài hồi ký, hồi tưởng hay trả lời phỏng vấn của họ. Tuy được nêu ra trong các thời điểm khác nhau và trong những bối cảnh như nhau, nhưng cả ba nhân vật này đều có ý thức rất rõ đối với việc bào chữa, biện minh cho sứ mệnh và lịch sử của Nội các, trong đó, cả ba người đều ra sức phủ nhận bản chất bù nhìn, vai trò là tay sai của phát xít Nhật, đồng thời cố gắng chứng minh tính chất yêu nước, phụng sự dân tộc của Nội các.

Tiếp đó, Phạm Hồng Tung lần lượt trình bày ý kiến đánh giá, nhận định của giới nghiên cứu phương Tây, Nhật Bản và Việt Nam về Nội các Trần Trọng Kim. Để đảm bảo tính khách quan, tác giả chỉ nêu ra những nhận định và đánh giá của người đi trước mà cố gắng không bình luận gì thêm, trừ khi thật cần thiết. Tựu trung lại, có ba loại ý kiến, tiêu biểu cho ba cách đánh giá khác nhau của giới nghiên cứu về lịch sử của Nội các Trần Trọng Kim.

- Loại ý kiến thứ nhất chủ yếu là của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, trong đó tiêu biểu nhất là ý kiến của Trần Huy Liệu và Trần Văn Giàu, hai trong số những nhà sử học có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam. Theo đó, Nội các Trần Trọng Kim bị coi là chính phủ bù nhìn, thân Nhật, là tay sai của phát xít Nhật trong việc thống trị và áp bức nhân dân Việt Nam. Do đó Nội các này là đối tượng cần phải đánh đổ của cách mạng Việt Nam. Cho dù trong những năm vừa qua giới nghiên cứu ở Việt Nam đã bắt đầu điều chỉnh lại cách đánh giá này, nhưng nhìn chung, đây vẫn được coi là “ý kiến chính thống”, tiếp tục được đưa vào sách giáo khoa lịch sử cho tới tận năm 2008.

- Loại ý kiến thứ hai gần như tương phản hoàn toàn với loại ý kiến thứ nhất. Tiêu biểu cho loại ý kiến này là một số nhà sử học ở nước ngoài, nổi bật nhất là Vũ Ngự Chiêu (và mới đây nhất là Phạm Cao Dương). Theo một số nhà nghiên cứu này thì Nội các Trần Trọng Kim là một chính phủ dân tộc chủ nghĩa, có tinh thần yêu nước. Trong tình thế rất khó khăn, Nội các này đã phát động và tiến hành một “cuộc cách mạng từ bên trên” với nhiều chính sách yêu nước, tiến bộ. Theo logic đó, việc các lực lượng yêu nước và cách mạng do Mặt trận Việt Minh lãnh đạo lật đổ Nội các Trần Trọng Kim trong tháng Tám năm 1945 là một việc làm không cần thiết, thậm chí là đáng lên án.

- Loại ý kiến thứ ba tỏ ra ôn hòa hơn, chủ yếu do các nhà sử học Nhật Bản và phương Tây đề xuất, coi Nội các Trần Trọng Kim là một chính phủ của những nhà cải cách kỹ trị do người Nhật bảo trợ (sponsored). Dù đã cố gắng ban hành những chính sách cải cách tiến bộ, nhưng do nhiều nguyên nhân mà Nội các này đã dường như bất lực hoàn toàn trước nhiệm vụ lịch sử của nó. Đó là lý do nó tự tan rã và sụp đổ trong nửa sau tháng Tám năm 1945.

Trong phần cuối cùng, Phạm Hồng Tung đề xuất cách đánh giá mới của mình về bản chất, vai trò, những đóng góp tích cực và những hạn chế của Nội các Trần Trọng Kim, trên cơ sở đó nêu ý kiến đánh giá về địa vị lịch sử của Nội các này và hệ thống chính quyền bản xứ do nó lãnh đạo.

- Về bản chất của Nội các Trần Trọng Kim, tác giả cho rằng Nội các Trần Trọng Kim và hệ thống chính quyền bản xứ tồn tại ở Việt Nam từ sau cuộc đảo chính Nhật- Pháp cho tới Cách mạng tháng Tám chính là một hệ thống chính quyền bù nhìn của người Nhật, do người Nhật dựng nên nhằm phục vụ mục tiêu chiếm đóng và tác chiến của quân đội Nhật. Tính chất bù nhìn của chính phủ này không những được Phạm Hồng Tung chỉ ra một cách thuyết phục với những sử liệu xác thực khi phân tích nguyên nhân và quá trình ra đời của Nội các, mà còn được ông chỉ ra khi phân tích chính những thông tin lộ ra trong cuốn hồi ký “Một cơn gió bụi” của Trần Trọng Kim. Thông qua cách thức luận giải theo kiểu “lấy gậy ông đập lưng ông” của Phạm Hồng Tung, bản chất bù nhìn của Nội các Trần Trọng Kim đã trở nên hết sức rõ ràng như một sự thật lịch sử hiển nhiên, không thể biện bác.

- Tuy nhiên, khi luận về vai trò của Nội các Trần Trọng Kim, tác giả lại cho rằng Nội các này chỉ là một chính quyền bù nhìn thụ động, không phải là chính quyền tay sai đắc lực của người Nhật. Khác với các chính phủ bù nhìn thân Nhật ở các nước khác trong khu vực, trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình, Trần Trọng Kim và Nội các do ông đứng đầu đã không tiến hành những hành động chống lại phe Đồng Minh, không hề tham gia tác chiến cùng quân Nhật hoặc hậu thuẫn cho quân Nhật. Những lời cáo buộc trước đây, rằng Nội các này tiếp tục giúp Nhật “nhổ lúa, trồng đay”, “thu thóc tạ”, “tăng thuế” hay “đàn áp cách mạng” đều không có cơ sở sử liệu xác thực. Vì vậy, sẽ không thỏa đáng khi cho rằng Nội các Trần Trọng Kim là “tay sai” của phát xít Nhật.

Đồng thời, trong nghiên cứu của mình, Phạm Hồng Tung đã chỉ ra rằng ngoại trừ Trần Trọng Kim là quân bài đã được phát xít Nhật chuẩn bị bí mật từ trước, dự bị cho chính sách cai trị Việt Nam của chúng sau khi lật đổ thực dân Pháp thì hầu như tất cả các thành viên khác của Nội các đều là những trí thức danh tiếng và yêu nước chân thành. Tuy chỉ có rất ít kinh nghiệm hoạt động chính trị và mặc dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, Nội các này đã làm được một số việc có lợi cho dân tộc, cho nhân dân Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu nhất là việc họ đã góp phần to lớn trong việc khuấy động không khí và tinh thần yêu nước của các tầng lớp dân chúng, nhất là thanh niên. Đồng thời, những nỗ lực và đóng góp không nhỏ của Nội các trong việc đấu tranh góp phần bảo vệ chủ quyền, thống nhất quốc gia là rất đáng được ghi nhận.

Mặc dù chỉ là một chính phủ bù nhìn thụ động, không phải là tay sai của phát xít Nhật, thậm chí còn có những đóng góp khá quan trọng cho lợi ích dân tộc, nhưng với việc Nội các Trần Trọng Kim công khai đứng về phe Trục trong Thế chiến II đã hoàn toàn tước bỏ tính chính đáng chính trị (political legitimation) của nó khi phe Trục bị bại trận. Vì vậy, trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam và thế giới nửa sau tháng 8 năm 1945, nhân dân Việt Nam không còn lựa chọn nào khác là vùng lên lật nhào toàn bộ hệ thống chính quyền bản xứ thân Nhật để giành lấy độc lập thực sự và chỉ có như vậy, nhân dân Việt Nam mới có cơ sở và vị thế pháp lý quốc tế để bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình.

Không những tự tước bỏ tính chính đáng chính trị mà do Nội các đã thất bại trong việc thực thi một loạt các chính sách do nó tự đề ra, đặc biệt là nó đã bất lực trong việc giải quyết nạn đói ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ mà nội các này đã dần dần mất hết uy tín chính trị trong dân chúng Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nó tự tan rã và sụp đổ vào tuần cuối tháng Tám năm 1945, mở đường thuận lợi cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi nhanh chóng.

Từ những lập luận đó, Phạm Hồng Tung cho rằng việc nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, trong quá trình tiến hành tổng khởi nghĩa vào nửa sau của tháng 8 năm 1945, đã thực hiện thành công việc trung lập hóa quân Nhật và lật đổ chính quyền bù nhìn thân Nhật Trần Trọng Kim chính là phương thức “lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật” một cách sáng tạo, dũng cảm và khéo léo nên đã thành công “nhanh gọn và ít đổ máu”.

Đó cũng là kết luận của công trình nghiên cứu này và cũng là cách tác giả góp phần làm sáng tỏ tính chất dân tộc và dân chủ cũng như tầm vóc to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Tóm lại, cuốn sách “Nội các Trần Trọng Kim – bản chất, vai trò và vị trí lịch sử” của Phạm Hồng Tung là một chuyên khảo lịch sử, công phu, nghiêm túc với nhiều đóng góp học thuật mới, có ý nghĩa chính trị quan trọng, xứng đáng nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu và đông đảo bạn đọc.

 

Mời các bạn đón đọc Nội Các Trần Trọng Kim - Bản Chất, Vai Trò Và Vị Trí Lịch Sử của tác giả Phạm Hồng Tung.

Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo: (1862 - 1975)
Book 11
4.4
·
Giới thiệu:


Côn Lôn là một trong những quần đảo tiền tiêu của nước ta, “nguy nga đứng trấn giữa biển Đông” (Đại Nam nhất thống chí), bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích là 76,71km2. Sử sách nước ta xưa nay gọi hòn đảo lớn nhất là đảo Côn Lôn (gọi tắt là Côn Đảo). Từ khi Pháp thiết lập nhà tù, Côn Đảo không còn dân thường. Không kể tù nhân, bộ máy cai trị (kể cả gia quyến họ) trước Cách mạng tháng Tám (1945) không đến 500 người.


Dưới con mắt của bọn thực dân, Côn Đảo là một nơi lý tưởng, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đối với một nhà tù: Bốn bề trời biển mênh mông, cách đất liền gần trăm hải lý, không có phương tiện, người tù khó bề trốn thoát. Người ở bên ngoài cũng không có cách nào cứu thoát người tù...


Côn Đảo hoang vắng, không như nhà tù ở các điểm dân cư lớn trong đất liền như Hỏa Lò ở Hà Nội, Khám Lớn ở Sài Gòn, cho nên ở đây có thể thi hành những biện pháp đàn áp dã man, tàn bạo nhất, người tù có đấu tranh mạnh mẽ tới đâu đi nữa cũng không thể gây được ảnh hưởng gì. Bọn cai ngục có thể thẳng tay giết hại người tù mà không ai hay biết. Chẳng thế, bọn thực dân đã đe dọa: “Ra Côn Đảo mà hò la cho sóng biển nghe!”, “Ra Côn Đảo mà đấu tranh với cá mập!”.

Tam Giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam
Book 12
5.0
·
Sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi đầy đủ tầm cỡ của những điều khủng khiếp do Khme đỏ gây ra đối với nhân dân Campuchia. Chẳng bao giờ có thể đếm hay phân loại xuể hàng triệu những bộ xương và đầu lâu vô danh dưới những hố chôn người và những nấm mồ tập thể. Đã có đầy đủ tư liệu để khẳng định rằng ban lãnh đạo Khme đỏ đã phạm phải những tội ác gần như có một không hai trong lịch sử đối với chính nhân dân của họ từ ngày 17/4/1975, khi các lực lượng Lon Non đầu hàng và họ lên nắm chính quyền cho đến ngày 7/1/1979, khi đến lượt họ, bị đánh đổ.


Hồi những năm 1960, tôi đã cùng gia đình sống ở Campuchia 4 năm. Vợ tôi dạy môn lịch sử nghệ thuật tại trường Đại học Mỹ thuật Phnom Penh; 3 con tôi học tại trường trung học. Lẽ dĩ nhiên, bạn bè của chúng tôi là trí thức, văn sĩ, nhà báo, giáo viên, giáo sư đại học, các nhà ngoại giao và cả những nhân vật có tầm cỡ về chính trị nữa. Những người này nằm trong số những mục tiêu đầu tiên của các đội tra tấn và hành quyết. Nạn nhân đầu tiên là những ai đã từng du học ở nước ngoài hoặc biết tiếng nước ngoài, rồi dần dần, tiêu chuẩn bị giết mở rộng ra, gồm bất kỳ ai đeo kính hoặc biết đọc, biết viết. Trừ dăm ba người buông mình trôi theo bọn cầm đầu Khme đỏ, còn thì tất thảy những người mà tôi biết trong suốt một phần tư thế kỷ quan hệ thường xuyên với nước Campuchia đều đã bị giết. Nhiều người chết chỉ sau những trận tra tấn dã man.


Mọi tội ác của bọn Quốc xã đều được Khme đỏ lặp lại và lặp lại “có sáng tạo”, phát minh thêm nhiều cái mới. Gơrinh, Gơben và những tên Quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân của những gì được coi là tột cùng của “cái ác” trong thời đại của chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khme đỏ do bọn PolPot, Iêng Xary và Khiêu Xamphon cầm đầu. Hitle đã tiêu diệt người Do thái, người Slavơ, người Digan và những người không thuộc “chủng tộc Arien” khác. Còn PolPot thì quyết tâm tiêu diệt không chỉ người Việt, người Hoa, người Chàm theo đạo Hồi và các nhóm người thiểu số khác, mà cả những người thuộc giống Khme của chính bản thân hắn nữa. Hitle bắt người từ Pháp, Balan và các nước khác về làm nô lệ và buộc họ làm việc đến chết trong các trại lao động. Còn ban lãnh đạo Khme đỏ thì lại biến cả đất nước của họ thành một trại tập trung khổng lồ. Hitle đốt cháy và làm ô uế các giáo đường Do thái, ngược đãi các nhóm tôn giáo. Còn Khme đỏ thì lại đàn áp mọi hình thức lễ bái tôn giáo. Họ biến nhà chùa đạo Phật, nhà thờ đạo Hồi và nhà thờ Thiên chúa giáo thành các trung tâm tra tấn, thành chuồng lợn, thành kho chứa, hoặc đơn giản hơn, phá tan tành, biến chúng thành một đống gạch nát. Hitle đốt sách của các nhà văn chống phát–xít. Còn PolPot và bè lũ thì đốt tất cả sách vở và thư viện, chà đạp lên mọi di tích của truyền thống và nền văn hóa Campuchia. Hitle tìm cách dồn phụ nữ Đức trở lại vai trò “bếp núc, nhà thờ và con cái”. Còn Khme đỏ thì tách vợ khỏi chồng, cha mẹ khỏi con cái và thủ tiêu hoàn toàn cuộc sống gia đình.


Có một số trí thức cánh tả, quen ngồi ghế bành ở phương Tây không muốn tin vào tất thảy vào những chuyện đã xảy ra. Họ bênh vực chính quyền Khme đỏ, coi đó là một “Cuộc thí nghiệm xã hội” có thể biện minh được. Việc họ từ chối thực tế không thể đứng vững nổi trước lời minh chứng áp đảo của những ai đã thực sự tới Campuchia, kể cả những đại diện của các cơ quan cứu trợ quốc tế – những người phải đụng chạm với cái phần còn lại ấy của xã hội Campuchia.


Càng ngày người ta càng biết rõ hơn về những nỗi khủng khiếp đã diễn ra ở Campuchia. Những thực tế sáng rõ đã được làm nổi bật hẳn lên nhờ chính tầm cỡ của những nỗ lực quốc tế nhằm hàn gắn những vết tàn phá trên mọi mặt của xã hội Campuchia. Mỗi công dân Campuchia thật sự vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng. Không có người nào đã tiến hành công tác điều tra tại chỗ lại có thể hoài nghi về những gì đã xảy ra. Nhưng điều còn chưa sáng tỏ là những thực tế ấy đã xảy ra như thế nào và vì sao lại thế. Hiển nhiên là việc tìm ra câu trả lời có tầm quan trọng then chốt. Các học giả, văn sĩ, nhà báo và những người làm phim hiện đang làm việc. Còn giữa chúng ta với nhau, chúng ta có thể rọi một luồng ánh sáng nào đó để xem xét một trong những sự kiện đen tối nhất trong thời đại chúng ta đã xảy ra như thế nào và vì sao như vậy. Những chương tiếp theo trong cuốn sách này chính là sự đóng góp của tôi vào quá trình soi rọi luồng ánh sáng đó.


Winfred Burchett

Nạn Đói Năm 1945 Ở Việt Nam: Những Chứng Tích Lịch Sử
Book 13
4.3
·
Bằng lời kể của những người chứng kiến nạn đói, kết hợp với tư liệu trước đó, sách "Nạn đói 1945 ở Việt Nam - những chứng tích lịch sử" tái hiện chân thực bức tranh nạn đói 1945.


Cho tới nay, nhắc tới nạn đói 1945, có lẽ người Việt Nam nào cũng biết hơn 2 triệu người đã chết đói trong thảm họa đó. Những tư liệu viết về nạn đói không quá khó tìm, còn lưu lại rải rác trong các tài liệu đã thành văn như sách, báo.


Tuy nhiên, nghiên cứu về sự kiện lịch sử này từ các nhân chứng lịch sử mang một ý nghĩa khác. Qua lời kể, trí nhớ của những người từng chứng kiến và đi qua nạn đói, sự việc được thể hiện mang tính khách quan, chân xác, đáng tin cậy.



Hai phiên bản cuốn Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử.

Tiểu ban hợp tác Việt - Nhật đã thực hiện một nghiên cứu về nạn đói, trong đó một phần nghiên cứu dựa trên tiếp xúc nhân chứng. Công trình này được xuất bản thành sách Nạn đói 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử do GS Văn Tạo và GS Furuta Moto chủ biên.


Điều tra thực địa

Nhóm nghiên cứu đã điều tra thực địa theo phương pháp xã hội học lịch sử. Gọi là điều tra thực địa, bởi các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra ngay trên chính mảnh đất mà nạn đói xảy ra vào năm 1945.


Nạn đói diễn ra trên diện rộng, ở 32 tỉnh, 2 thành phố miền Bắc. Kinh phí, nhân lực có hạn, nên nhóm nghiên cứu đã tìm một số nơi làm điểm, từ đó khải quát ra cả diện.


Nơi được chọn làm “điểm” có thể là một thôn, một xã, một huyện… là nơi diễn ra nạn đói rõ nét, tiêu biểu cho nhiều thôn xã ở vùng được chọn. Nơi đó cũng phải còn nhiều người từng sống sót qua nạn đói 1945.


Các điểm điều tra cũng phải đảm bảo phải nằm ở cả đồng bằng, trung du, miền núi, có điểm là làng quê, có điểm ven đô thị; đa số các điểm làm nông nghiệp, nhưng cũng có điểm làm nghề thủ công, ngư nghiệp, buôn bán nhỏ…



GS Văn Tạo (trái) và GS Furuta Moto - hai đồng chủ biên cuốn sách.

Có 3 đợt điều tra tại 23 điểm đã được thực hiện. Đợt một tiến hành ở xã Tây Lương, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vào mùa hè năm 1992.


Đợt 2 điều tra ở 7 điểm: Cổ Bi (Gia Lâm), Do Nhân Hạ (Mê Linh), Quần Mục (Đồ Sơn, Hải Phòng), Chi Lai (Kiến An, Hải Phòng), Đồng Côi (Nam Ninh, Nam Định), Tây Yên (Gia Khánh, Ninh Bình), Làng Trung (thành phố Vinh, Nghệ An).


Đợt 3 tiến hành ở 15 địa điểm từ Quảng Trị trở ra, gồm: Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Đông, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Yên, Thái Nguyên, Cao Bằng.


Tại mỗi điểm, các nhà nghiên cứu tìm gặp những người già đã sống sót qua nạn đói, hỏi chuyện, ghi âm, chụp hình lời kể của họ. Dựa trên những lời kể đó, cùng với các tư liệu trong sổ sách, nhóm nghiên cứu đã thống kê, phân tích chi tiết thông tin thu thập được.


Mỗi điểm nghiên cứu đều được khái quát tình hình chung của địa phương, đời sống của nhân dân trước khi xảy ra nạn đói. Phần thống kê coi trọng không chỉ số người bị chết bởi nạn đói mà còn chú trọng tới hoàn cảnh riêng của từng hộ. Có hộ khá giả cũng chết đói, có hộ nghèo nhưng nhận sự giúp đỡ, hoặc tham gia phá kho thóc Nhật mà được cứu đói…


Nhờ đó, thảm cảnh nạn đói được thể hiện chân xác, cụ thể tới từng thôn, xóm, từng hộ gia đình, từng nạn nhân chết đói. Ví dụ, tại điểm điều tra xã Tây Lượng, huyện Tiền Hải, Thái Bình, nhóm nghiên cứu biết được năm 1945 toàn xã có 4 thôn, 3 trại với 6.000 dân, số người chết đói là 2/3 xã.


Ở Thôn Lương Phú, có 280 hộ, trong đó số hộ chết hết là: 54, chiếm 19,28%, số người chết đói là 594 người (chiếm 43,07% dân số). Xóm Trại của thôn Thượng là nơi chết đói nhiều nhất trong xã, đã bị xóa sổ. Số hộ ở xóm là 34 hộ, 130 khẩu, thì có tới 103 khẩu chết đói, chỉ còn lại 27 người. Tỉ lệ chết đói ở đây là 79%. Trại này đã bị xóa sổ sau nạn đói 1945.


Tại xóm Bối Xuyên, có 51 hộ, thì 40 hộ có người chết đói, trong đó 18 hộ chết sạch cả gia đình. Chỉ có 10 hộ không bị chết. Hai dòng họ Tô và Lại gần như bị xóa sổ.


Ngõ xóm Giữa thôn Thượng có 9 gia đình, với 61 nhân khẩu, thì bị chết đói tới 59 người, chỉ còn 2 người thoát chết (tỷ lệ 96,7%).


Cái nhìn đa chiều


Những thống kê chi tiết tới từng xóm, từng hộ gia đình, từng người là nạn nhân của nạn đói được thể hiện trong sách.

Cuốn sách thể hiện khái quát tình hình chung ở điểm điều tra, đưa ra được số liệu thống kê cụ thể về các hộ gia đình, danh sách các chủ hộ và thành viên trong gia đình, số người chết đói, số người sống sót, ghi chú những điểm cần thiết. Điểm giá trị của công trình này là những nhân chứng cung cấp tài liệu bằng câu chuyện họ kể


Không chỉ thống kê về số người bị nạn đói cướp đi sinh mạng, những thống kê chi tiết của sách còn cho thấy bức tranh đời sống một số địa phương Việt Nam những năm 1945.


Ở mỗi điểm điều tra xã hội học, nhóm lập bảng thống kê chi tiết theo từng hộ gia đình. Trong đó, cho thấy số nhân khẩu trong gia đình, quan hệ trong từng gia đình, nghề nghiệp của từng người...


Cuốn sách cũng đưa ra những nghiên cứu từ tư liệu thành văn trước đó, như tư liệu về cơ cấu tổ chức vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật, tư liệu diễn biến nạn đói, bao gồm thư tịch, tranh ảnh, bản đồ.


Ở phần cuối, sách đưa ra kết luận công trình nghiên cứu, nhằm nói lên sự tàn khốc của nạn đói năm 1945. Sách in kèm phụ lục là những bức ảnh mà nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh chụp về nạn đói.


Cho tới nay, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử được coi là công trình dầy dặn nhất nghiên cứu về thảm kịch này. Cuốn sách giúp hậu thế có cái nhìn toàn cảnh đa chiều, sâu sắc và chân xác về nạn đói 1945. 


***


Nạn đói năm 1945 làm khoảng 400 ngàn - 2 triệu người chết. Ngày nay, nhắc đến nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu ấy người ta sẽ chỉ nhớ có thể, hoặc nếu hơn thì sẽ là những hình ảnh bi thảm trong những thước phim của bộ phim Sao Tháng Tám.


Nạn Đói Năm 1945 Ở Việt Nam (Những Chứng Tích Lịch Sử) là công trình nghiên cứu được công bố năm 1995 do Giáo sư Văn Tạo và Giáo sư Furuta Motoo chủ biên. Đến khi ấy, công chúng mới ngỡ ngàng và tìm về cái năm bi thảm nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại.


Chết vì đói là cái chết đáng sợ nhất của bất cứ sinh vật nào. Cái chết đến từ từ, không ngừng giày xéo, đày đọa con người trong đau đớn, tủi nhục và sợ hãi. Thế nhưng nạn đói năm 1945 còn gây nên những tấn thảm kịch mà không ai có thể tưởng tượng được. Những ngôi hàng trống rỗng, những con đường ngập xác người hôi thối, những hố chôn tập thể dày đặc. Cái đói tiêu diệt mọi giá trị, phá huỷ nhân cách, đập vỡ lương tri - những thảm kịch mà cái đói biến người ta thành quỷ dữ, những em bé bị chó hoang ăn thịt, cha con giết nhau vì một miếng ăn.


Tàn khốc, kinh hoàng là tất cả những gì có thể dùng để nhắc về thảm kịch năm ấy. Con số 2 triệu người cứ như thế xoáy sâu dần dần vào lịch sử và sẽ nhắc cho độc giả thấy, 1945 không chỉ là một năm của độc lập huy hoàng, đó còn là năm của tang thương mất mát.


Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam được xem là nạn đói thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại, cướp đi tính mạng của hơn hai triệu người vô tội và để lại biết bao hậu quả tang thương cho nhiều thế hệ. Nhưng chìm lấp giữa vô số biến động của thời đại, tiếng kêu phẫn uất thấu tận trời xanh của nạn nhân năm Ất Dậu đôi lúc tưởng chừng rơi vào quên lãng. Mãi tới năm 1995, sự ra đời của công trình nghiên cứu vĩ đại Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử do Giáo sư Văn Tạo và Giáo sư Furuta Motoo chủ biên mới giúp hậu thế có được cái nhìn toàn cảnh đa chiều sâu sắc và chân xác về sự kiện đau xót này. Dựa trên khối tư liệu đồ sộ được xử lý nghiêm túc hiếm có, công trình vừa dựng lại thảm trạng chết đói của người Việt, vừa phân tích cặn kẽ tội ác của phát xít Nhật. Với sự hợp tác của đội ngũ tri thức từ cả hai nước, đây là công trình công phu độc nhất có cái nhìn khách quan thấu suốt vào sự thật lịch sử nạn đói năm 1945 ở Việt Nam. Hơn mười lăm năm kể từ ngày công bố, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử vẫn còn nguyên giá trị.


Mời các bạn đón đọc Nạn Đói Năm 1945 Ở Việt Nam - Những Chứng Tích Lịch Sử của tác giả Văn Tạo & Furuta Motoo.

Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam (1847 - 1887): Bản Dịch Trọn Vẹn Của Dương Sự Thủy Mạt
Book 14
4.8
·
Ghi chép về thời quân Pháp mới xâm lược nước ta; việc chiến thuyền Tây đến nước ta trước nhất; người Pháp đưa vua Hàm Nghi sang đày ở Angiêri; thành Gia Định bị hãm; Nguyễn Bá Nghi được sung làm khâm sai đại thần ở Biên Hoà

***

VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM DƯƠNG SỰ THỦY MẠT:

Trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp, do Thư viện quốc gia Việt Nam xuất bản năm 1970 cho biết: Dương sự thủy mạt 1 cuốn; không ghi tên tác giả; sách chép tay, giấy bản thường (28 x 16cm) 156 tờ, tờ 2 trang, chữ viết thảo xấu và nhiều chữ không đúng cách viết nên khó đọc. Trước hết về hình thức, ngay đầu trang mặt sách, đề tên sách có chua rõ “sách chép xong ngày 26 tháng 2 năm 1962, do Hoàng Hải chép”, có đóng dấu, nhưng không nói chép từ sách nào hay từ tủ sách của người nào. Trang cuối sách (tờ 156) có ghi tên hai người kiểm duyệt: Nguyễn Khắc Xương và Nguyễn Tấn Minh. Việc kiểm duyệt làm xong ngày 8/3/1962. Cả hai người đều đỗ tú tài và làm thừa phái dưới thời Pháp thuộc. Việc kiểm duyệt tuy có vẻ cẩn thận, nhưng vẫn còn nhiều chữ chữa sai và chấm câu cũng vậy, không hoàn toàn bảo đảm. Sách chép các việc người Pháp đến xâm lược đánh chiếm nước ta; chép các việc xảy ra từ năm Đinh Mùi, mùa xuân tháng 2, niên hiệu Thiệu Trị thứ bảy (1847) việc hai chiến thuyền Pháp vào Đà Nẵng. Phần chữ son ở đầu trang đã chua không chính xác “thuyền người Tây đến nước ta lần đầu”. Thân sách: từ tờ 1 đến 146 chép bắt đầu từ năm 1847 như đã nói trên. Tờ cuối (tờ 146) chép đến tháng 11 năm Đồng Khánh thứ ba (1887). Đoạn này chép các việc người Pháp đưa vua Hàm Nghi sang đày ở Angiêri, việc trợ cấp cho Hàm Nghi do triều đình Huế chịu trả và một vài việc về tổ chức Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Sau cùng từ tờ 147 đến 150 chép bản điều ước - bản dịch chữ Hán - giữa triều đình Huế và Pháp. Điều ước đề ngày 15/3/1874, gồm 22 khoản. Tờ 151 đến 156 chép một bản điều ước khác - bản dịch chữ Hán - giữa triều đình Huế và Pháp đề ngày 31/8/1874, gồm 29 khoản. Ngoài ra, ở trên đầu một số trang có tiêu đề bằng chữ son một số việc lớn chép trong sách: Tờ 1: Việc chiến thuyền Tây đến nước ta trước nhất. Tờ 8: thời Tự Đức chiến thuyền Tây lại đến Đà Nẵng. Tờ 13: thành Gia Định bị hãm. Tờ 29b: thành lớn ở Gia Định không giữ nổi. Tờ 30: Nguyễn Bá Nghi được sung làm Khâm sai đại thần ở Biên Hòa. Tờ 40: chia cho ở từng nơi, bọn dân theo đạo Thiên Chúa và theo giặc - gọi là tù dân. Tờ 41: thành Biên Hòa bị hãm. Tờ 45: thành Vĩnh Long bị hãm. Tờ 47: gởi sứ thần bàn việc hòa giải. Tờ 48b: cắt cho Pháp ba tỉnh: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và hòa ước 12 khoản - cùng Pháp và Y-pha-nho ngày 9/5 năm Nhâm Tuất (1862). Tờ 50: tha bọn tù dân. Tờ 51: tạm mở Sứ quán Pháp ở Huế. Tờ 82: quan Kinh lược Nguyễn Chánh đóng ở đất Sơn Tây. Tờ 83: triệt bỏ đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc. Sung Nguyễn Hữu Độ làm Tĩnh biên (phó sứ). Tờ 86: quân Mãn Thanh đóng nhiều ở nội địa - giáp biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Tờ 86: Trương Quang Đản dâng sớ xin đánh Pháp. Tờ 88: thư của Lý Hồng Chương gởi tới; thành Nam Định bị hãm. Tờ 94: quan quân nhà Thanh đóng nhiều ở Bắc Kỳ. Tờ 93: chiến thắng ở Cầu Giấy. Tờ 99: triệt quân thứ Bắc Kỳ về; quân Pháp kéo lại đánh Sơn Tây. Tờ 102: tướng Mi-lô (Pháp) đánh thua quân Thanh ở tỉnh Bắc. Tờ 103: quân Pháp đóng ở Tuyên Quang. Tờ 104: hòa ước 19 khoản, ngày 6/6/1874. Tờ 105: quân Thanh đánh thua quân Pháp ở Lạng Sơn. Tờ 110: Kinh thành Huế bị mất. Tôn Thất Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy ra phía bắc. Tờ 114: Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình từ Bắc Kỳ về kinh bàn với quân Pháp đón lập Kiên Giang quận công lên làm vua (Đồng Khánh). Tờ 122: Toàn quyền Pháp nghĩ ba điều lệ đem thi hành. Tờ 124: vua Đồng Khánh về kinh. Tờ 125b: sai Nguyễn Hữu Độ ra Bắc Kỳ bàn bạc mọi việc. Tờ 130b: đặt trường học chữ Pháp tiếng Pháp. Tờ 131b: bàn thêm bốn điều về trộm cướp. Tờ 135b: duyệt binh trước cửa Ngọ Môn. “Sách Dương sự thủy mạt mới xem qua phần nhiều tưởng là trích lược ở bộ Đại Nam thực lục. Nhưng xem kỹ sẽ thấy sách này có ghi chép một số việc lặt vặt không có trong thực lục. Vậy ta có thể coi sách này là một bộ dã sử về thời quân Pháp mới xâm lược nước ta, tiếc rằng không biết rõ tên người biên soạn”. Trên trang mạng Văn hóa Nghệ An, thứ bảy, ngày 25 tháng 12 năm 2010 có đăng bài “Văn bản Dương sự thủy mạt và quan hệ của chúng với Đại Nam thực lục” của Vu Hướng Đông. Bài viết cho biết tác giả đã: “sang nghiên cứu ở Hà Nội mấy tháng, tôi lại có điều kiện tiến hành khảo sát văn bản của bộ sử liệu này và quan hệ của chúng với Đại Nam thực lục, nay xin nêu những kết quả đã khảo sát, mong được sự chỉ giáo của các nhà nghiên cứu.


Mời các bạn đón đọc Bộ Sưu Tập Sử Liệu Pháp Xâm Lược Việt Nam 1847-1887 (Bản Dịch Trọn Vẹn Của Dương Sự Thủy Mạt) của tác giả Đông Hào & Trương Sỹ Hùng & Hàn Khánh.

Anh Em Thù Địch: Chiến tranh Sau Chiến Tranh - Một sự kiện ở Đông Dương sau khi Sài Gòn thất thủ
Book 15
4.1
·
Lời chia sẻ:


Nhân dịp những sự kiện đang sắp sẽ xảy ra, tui xin chia sẻ với mọi người, những ai quan tâm, một tư liệu đáng quý về lịch sự thế giới mà trong đó Việt Nam-sau 1975 đã góp phần tham gia: Chiến Tranh Đông Dương lần 3 (China-Vietnam-Kambodia). Mọi sự kiện đều rất khách quan vì được tác giả Chanda người Ấn Độ, một nước luôn được coi là bạn của Việt Nam qua mọi thời kỳ, viết và tường thuật hết sức trung thực về những gì ông được chứng kiến trong thời gian này ở Việt Nam. Xin lưu ý, nhiều bạn ,chỉ đọc sách báo Cách Mạng nếu đọc, sẽ bị sốc nặng; điều này dễ hiểu, những gì chân thực khách quan thì cần cái đầu rộng mở và bao dung mới thấu hiểu, mà với "người CM" thì điều này quả là ngoài khả năng của họ.

***

Trích giới thiệu:

Lịch sử các nước Đông Dương sau khi Sài Gòn sụp đổ


Ngày 30 tháng Tư 1975, khi chiếc trực thăng cuối cùng bốc lên khỏi sân thượng Tòa Đại Sứ Mỹ là lúc Sài Gòn sụp đổ. Rồi một sự im lặng bao trùm cả Đông Dương. Quả thật người Tây Phương đã quên lãng xứ nầy. Mãi đến năm 1979, lúc ấy, quân đội Việt Nam (CS) tiến vào Cam Bốt, Trung Hoa xâm lăng Việt Nam và mười ngàn người tị nạn Việt Nam và Cam Bốt trốn chạy khỏi quê hương họ. Cả thế giới bất thần giật mình vì những nỗi kinh hoàng mới xảy ra ở Đông Dương.


Trong những năm Tây Phương hầu như lãng quên Đông Dương thì Nayan Chanda, phái viên Đông Dương của tạp chí Kinh Tế Viễn Đông (Fareast Economic Review) tiếp tục cung cấp những tin tức có giá trị nhất, những cảm nhận chưa rõ lắm về một cuộc chiến sắp xảy ra và xung đột trong vùng Cộng Sản kiểm soát ở Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Không có một nhà báo nào theo dõi những biến chuyển ở vùng này một cách sít sao đến thế. Với những kiến thức có sẵn, ông tiếp cận ở mức độ cao và sâu để tìm hiểu sự thực. Giờ đây, trong tác phẩm “Anh Em, Thù Địch” (Brother Enemy), Chanda, với đầy đủ tư cách, vẽ nên một bức tranh về Đông Dương, kể từ khi chiến tranh tái phát. Câu chuyện lịch sử này bắt đầu khi quân đội Bắc Việt tràn vào dinh Độc Lập ở Sài Gòn và qua nhiều thập niên đẫm máu tiếp sau.


Tác phẩm của Chanda là một sự hiểu biết thực sự. Từ hàng trăm cuộc phỏng vấn với những nhân vật hàng đầu ở Hà Nội, Bắc Kinh, và Phnom Pênh, cũng như nhiều nhân vật khác ở Washington, Moscow, Paris, Tokyo, và Canberra, và từ những quan sát của chính ông qua hơn một thập niên, Chanda sắp xếp một cách hết sức khéo léo trong việc trình bày những bí mật, không những giữa các cựu đồng chí mà cả những mưu mô tranh giành quyền lực tại Washington. Ông ta đưa ra một nhãn quan hấp dẫn đầu tiên về những mối sợ hãi, tham vọng dẫn dắt Khmer Đỏ đi tới tai họa diệt chủng, cũng như lần đầu tiên thái tử Norodom Sihanouk bị giữ tại Cam Bốt và cuộc đào thoát không thành của ông ở Hoa Kỳ. Chanda cho chúng ta biết những sự kiện bên trong kế hoạch bí mật của Việt Nam (CS) xâm lược Cam Bốt Ông ta kể lại, lần đầu tiên, hồi mùa Thu 1978, Hoa Kỳ gần như sắp treo cờ Mỹ lên ở Hà Nội rồi làm thế nào mà Cố Vấn An Ninh Quốc gia của Tổng Thống Jimmy Carter, Zbigniew Brzezinski cố gắng dùng lá bài Trung Hoa để Hoa Kỳ trở thành một thành viên bất như ý của Trung Hoa trong cuộc xung đột cay đắng có tính cách lịch sử với Việt Nam (CS). Chanda giải thích làm thế nào chính sách này đã mở cửa cho Liên Sô bành trướng quân sự ở Đông Nam Á.


Đây là một tác phẩm lịch sử sáng chói nhất trong thập niên qua. “Anh Em, Thù Địch” (Brother Enemy) được xem như là một tác phẩm hay nhất.

***

Giải bày của người dịch:


Dù ít nhiều, trước 30 tháng 4 năm 1975, các quí vị phục vụ trong Quân Đội VNCH, công chức hoặc cán bộ, có dịp nghe phát thanh hay đọc báo chí, v.v... nên biết ít nhiều tình hình thời sự, chính trị trong cũng như ngoài nước. Dù chế độ chính trị miền Nam lúc đó có kiểm duyệt báo chí (được gọi một cách văn hoa bóng bảy là “Sở Phối hợp Nghệ thuật”) nhưng cũng không đến nỗi quá khắt khe để ai nấy cũng phải mang một cái dàm vào mắt như con ngựa kéo xe sau năm 1975.


Sau năm 1975 thì vô phương. Ngoài các đài phát thanh và báo chí của nhà nước Cộng Sản hay làm cái đuôi đập ruồi cho con bò kéo xe như báo Tin Sáng của ông Ngô Công Đức thì ngoại dã cấm ngặt. Không thiếu gì người lén nghe đài BBC hay đài VOA nên phải trình diện công an, hoặc chỉ phải làm kiểm điểm hoặc không ít người lên đường vào trại “tù cải tạo” học năm bảy năm cho chín bài học cách mạng.


Vào trại tù cải tạo rồi thì cũng vô phương, như ếch ngồi đáy giếng. Thỉnh thoảng, thân nhân có lên thăm báo cho vài tin tức thì tin đó cũng tam sao thất bản, thiên hạ xào đi nấu lại, thêm bớt quá nhiều tiêu, hành, tỏi, ớt thành ra chẳng rõ nguyên thủy nó là món ăn gì.


Mùa hè năm 1981, một hôm, khoảng chạng vạng, tôi đi gánh nước đêm tưới rau cho trại cải tạo, ngang qua nhà thăm nuôi, chợt nghe thoáng đài BBC phát ra nho nhỏ - gia đình ai đó lên thăm được ở lại, thân nhân mở đài cho người cải tạo nghe vì lúc nầy cán bộ vào trại hết cả rồi. Khi tôi đứng ngoài nghe lén là lúc Phạm Duy đang giới thiệu “Nửa thế kỷ âm nhạc Việt Nam”. Một nữ ca sĩ, giọng quen lắm nhưng vì âm thanh vặn nhỏ nên tôi không nhận ra được là ai, đang hát: “Xuân về rồi, muôn đóa hoa đào tươi, cười trong nắng...” Trong đời tôi, mê nhạc cũng dữ lắm, đã từng nhiều lần đi nghe hát ở Queenbee hay Đêm Màu Hồng, v.v... nhưng chưa bao giờ tôi thấy xúc động đến nỗi muốn chảy nước mắt như hôm đó. Hai cái: Đài BBC và “nhạc vàng” thấm sâu vào tim máu tôi tư thuở nào tôi không chắc, nhưng nó là món ăn tinh thần của tôi hằng ngày, cũng như cơm cháo vậy. Vậy mà từ tháng 5/1975 cho đến giờ tôi không được ăn. Thèm biết chừng nào!


Tôi nghe đài BBC từ năm 1951. Hồi ấy chưa có máy thu thanh transitor nên khi thành phố Quảng Trị có điện trở lại thì bà mẹ anh Phan văn Cẩn, bạn tôi, mua một cái radio hiệu Phillips để gia đình nghe chơi. Thỉnh thoảng, tôi qua nhà người bạn nghe ké đài BBC.


Từ năm 1954, tôi làm “gia sư” để kiếm cơm ăn học tại nhà một người bà con ở Huế. Người nầy làm ở Nha Thông Tin Trung Việt nên được cơ quan giao cho một cái radio để mỗi ngày lấy tin tức. Tôi được nghe và dần dần lấy tin giùm ông thành ra từ đó cho đến ngày 30 tháng 4/ 1975, nghe đài VOA mỗi ngày 2 lần, nghe đài BBC mỗi ngày 3 lần là thói quen không những cần mà còn thiết, cũng giống như ăn cơm vậy, buổi nào không nghe thì coi như buổi đó thiếu ăn. Món ăn thường ngày do Xuân Kỳ, Hữu Đại, hai người làm đài BBC chương trình tiếng Việt từ “thời thượng cổ”, sau nầy có thêm Ngọc Phách, Trần Minh, dọn ra cho tôi. Đỗ Văn, Xuân Hồng, Vĩnh Phúc, Lê Thảo, Lan Đài là “hậu duệ”. Thỉnh thoảng, nhân dịp tết ta, giáo sư Honey chúc tết, dọn thêm món ăn nửa Tây nửa ta, giống như mấy ông cha Tây giảng đạo trong nhà thờ. “Hôm nai la mua chai, cac con phai an cưc khô”. Judy Stow thỉnh thoảng cũng cho ăn vài món, nhưng vốn dĩ là đàn bà khéo tay nấu nướng nên món ăn tây mà có thêm mắm ruốc, dễ nuốt hơn.


Không riêng gì tôi, vô trại cải tạo rồi, dù muốn dù không, ai ai cũng coi trời bằng vung. Thế mà trong trại cải tạo thì lạm phát nhiều nhà bình luận chính trị, “trăm hoa đua nở”, chẳng có hoa nào chịu thua hoa nào. Các nhà bình luận nầy, không bút chiến được nhưng vẫn khẩu chiến liên miên, có khi trực tiếp, khi gián tiếp, ông nào cũng coi như “30 tháng Tư của Cộng” tới bên lưng rồi, mỗi người sắp lên một “lon” tới nơi rồi. Người được thăm nuôi có gì gia đình bới xách cho, hứng chí mời các nhà bình luận đến dự, chẳng mấy chốc trận chiến bát dĩa sạch bách, y như Cọng Sản rút lui về Bắc, chẳng còn mống nào dám ở lại miền Nam. Có điều đáng buồn, tất cả ý kiến của các nhà bình luận nầy đưa ra, chẳng dựa vào nguồn thông tin nào để có cơ sở hết.

 

Ngày 2 tháng 7/ 1982, tôi được “tha ra khỏi trại cải tạo” như lệnh tha ghi, nhưng thật ra thì cũng tù trong ra tù ngoài như chính vài công an, trong “phút nói thật” xác nhận. Về, có nghĩa là tiếp tục một cuộc sống đọa đày khác, suốt ngày lo gạo, rau, y như cảnh nhà thơ Trần Tế Xương “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”. “Món ăn vật chất” còn chưa có đủ để đút vào mồm, nói chi tới “món ăn tinh thần”. Chế độ Cộng Sản là một chế độ gồm có cây súng của công an cọng với sợi giây thắt bao tử là cái hộ khẩu, người dân còn ngo ngoe đằng nào được mà nói là chống chế độ.

 

28 tháng 5/1989, tôi vượt biên và thoát tới Bidong. Tới trại tỵ nạn rồi, bấy giờ “vui chơi tắm giặt nghe đài” thoải mái. Tôi như con cóc bò lên được trên miệng giếng. Sao mà trời cao đất rộng thế!


“Giòng lịch sử” đứt đoạn từ 30 tháng Tư nay được tiếp nối một cách phong phú, tràn đày, vui thú. Món ăn tinh thần bây giờ, tưởng như làm người ta bội thực.

      Nói chung như trên là tình cảnh những người ở lại sau Tháng tư đen.

 

Còn ai kịp nhanh chân?

Tới Hoa Kỳ năm 1993, gặp một người bạn qua đây từ 1975, hỏi anh ta theo dõi tình hình như thế nào? Anh ta cười trừ. Mặc dù anh tốt nghiệp Luật khoa thời chế độ cũ, từng làm hiệu trưởng một trường Trung học, từng tranh cử dân biểu hạ viện, qua tới Mỹ thì học lại, lấy bằng Master, nhưng chuyện nhà, chuyện nước, chuyện bốn bể năm châu, chủ yếu là nhờ cái TV. Anh ta nói đâu còn nghe được những bài bình luận, những ký sự của những phóng viên lừng danh như Alexender Thompson, Bernard Fall (đã chết), Nayan Chanda, v.v... Anh bạn thú thiệt: “Về mặt nầy, tôi chẳng may mắn gì hơn anh bao nhiêu!”

Mời các bạn đón đọc Anh Em Thù Địch của tác giả Nayan Chanda.

Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954): Trọn Bộ 02 Tập
Book 16
5.0
·
Gần 100 năm cai trị vùng đất Nam Bộ, người Pháp đã gây ra bao tội ác đối với nhân dân ta. Nhưng ngày nay chế độ thực dân Pháp đã cáo chung hơn nửa thế kỷ, những gì Pháp làm tổn hại đến nhân dân ta đã đi vào dĩ vãng.

 

Những lớp người sinh ra sau năm 1954 không còn thấy những cảnh người Pháp bắt nhốt hàng trăm chiến sĩ yêu nước của ta, đem ra tòa án xét xử, kết tội tử hình đem ra pháp trường xử bắn, hoặc kết án tù chung thân khổ sai, giam cầm đày đọa trong các nhà tù với những hình thức tra tấn cực kỳ dã man của thời trung cổ; không còn thấy những cảnh nhân dân nghèo khổ ở nông thôn và thành thị không đủ khả năng đóng sưu, đóng thuế, phải trốn chui trốn nhủi để tránh sự lùng bắt của bọn tuần đinh, mã tà; không còn thấy cảnh các tá điền bị chủ đồn điền bóc lột tận xương tận tủy, phải bán vợ đợ con cho bọn cường hào địa chủ; không còn thấy những cảnh cu li tại các đồn điền cao su bị bọn chủ thực dân Pháp sai bọn cặp rằng đánh đập, cưỡng bức lao động tận lực mà không cho ăn đầy đủ đến nỗi phải chết dần chết mòn, đem thân xác làm phân bón cho cây cao su v.v.. mà chỉ thấy những gì người Pháp còn để lại như các dinh thự, lâu đài nguy nga tráng lệ ở các thành thị, những tuyến đường kinh thẳng tắp thuận tiện cho việc lưu thông tàu thuyền từ các tỉnh miền Tây lên Sài Gòn, những tuyến đường bộ nối liền các tỉnh với nhau mà xe hơi các loại chạy bon bon, những bệnh viện đầy đủ tiện nghi với những lớp bác sĩ do các trường của Pháp đào tạo, những trường học khang trang mà ngày nay con cháu chúng ta đang lui tới học tập.

 

Vì chỉ thấy những cái đó nên lớp người mới này đã hiểu một cách mơ hồ, thậm chí không đúng với bản chất của chế độ thực dân Pháp trong quá khứ.

 

Nhưng rất tiếc cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu nào viết đầy đủ về thời gian người Pháp cai trị xứ Nam Kỳ để lớp hậu sinh biết được sự thật về chế độ thực dân Pháp, về nỗi đau khổ của nhân dân ta dưới sự kìm kẹp của thực dân Pháp, biết được sự hy sinh xương máu của cha ông ta đã đổ ra mới có được nền độc lập ngày nay.

 

Trong thời gian sưu tầm tài liệu để viết cuốn Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, tôi có sưu tầm được một số lớn các sắc lệnh, nghị định suốt gần 100 năm của chính quyền thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ đăng trong bộ Bulletin Officiel de la Cochinchine Française và Bulletin Administratif de la Cochinchine Française về những gì người Pháp đã làm ở đây. Nay có dịp trở lại Trung tâm tìm hiểu thì hầu hết các số báo ấy đã bị mủn nát, không còn khai thác được nữa. Thiển nghĩ những gì tôi đã sưu tập được, nếu không đem ra công bố rộng rãi cũng sẽ cùng chung số phận như những số báo kia thì uổng quá. Vì vậy, không quản tuổi già sức yếu (94 tuổi) và khả năng có hạn, tôi tập hợp số tư liệu ấy trong một công trình biên khảo dưới nhan đề Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 - 1954) (gồm 2 tập) coi như một tập hợp các tài liệu gốc để sau này các nhà nghiên cứu trẻ sử dụng thực hiện những công trình giá trị và sâu sắc hơn.

 

Là một công trình của cá nhân, chắc không khỏi có nhiều khuyết điểm, kính mong chư vị chỉ giáo cho. Xin chân thành cảm ơn!

NGUYỄN ĐÌNH TƯ

 

Mã hàng9786045878569Nhà Cung CấpNXB Tổng Hợp TPHCMTác giảNguyễn Đình TưNXBNXB Tổng Hợp TPHCMNăm XB2018Trọng lượng (gr)600Kích Thước Bao Bì16 x 24 x 2.4Số trang562Hình thứcBìa MềmSản phẩm bán chạy nhấtTop 100 sản phẩm Lịch Sử bán chạy của thángGiá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...

Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

Chế Độ Thực Dân Pháp Trên Đất Nam Kỳ 1859-1954 - Tập 1 (Tái Bản 2018)

Gần 100 năm cai trị vùng đất Nam Bộ, người Pháp đã gây ra bao tội ác đối với nhân dân ta. Nhưng ngày nay chế độ thực dân Pháp đã cáo chung hơn nửa thế kỷ, những gì Pháp làm tổn hại đến nhân dân ta đã đi vào dĩ vãng.

 

Những lớp người sinh ra sau năm 1954 không còn thấy những cảnh người Pháp bắt nhốt hàng trăm chiến sĩ yêu nước của ta, đem ra tòa án xét xử, kết tội tử hình đem ra pháp trường xử bắn, hoặc kết án tù chung thân khổ sai, giam cầm đày đọa trong các nhà tù với những hình thức tra tấn cực kỳ dã man của thời trung cổ; không còn thấy những cảnh nhân dân nghèo khổ ở nông thôn và thành thị không đủ khả năng đóng sưu, đóng thuế, phải trốn chui trốn nhủi để tránh sự lùng bắt của bọn tuần đinh, mã tà; không còn thấy cảnh các tá điền bị chủ đồn điền bóc lột tận xương tận tủy, phải bán vợ đợ con cho bọn cường hào địa chủ; không còn thấy những cảnh cu li tại các đồn điền cao su bị bọn chủ thực dân Pháp sai bọn cặp rằng đánh đập, cưỡng bức lao động tận lực mà không cho ăn đầy đủ đến nỗi phải chết dần chết mòn, đem thân xác làm phân bón cho cây cao su v.v.. mà chỉ thấy những gì người Pháp còn để lại như các dinh thự, lâu đài nguy nga tráng lệ ở các thành thị, những tuyến đường kinh thẳng tắp thuận tiện cho việc lưu thông tàu thuyền từ các tỉnh miền Tây lên Sài Gòn, những tuyến đường bộ nối liền các tỉnh với nhau mà xe hơi các loại chạy bon bon, những bệnh viện đầy đủ tiện nghi với những lớp bác sĩ do các trường của Pháp đào tạo, những trường học khang trang mà ngày nay con cháu chúng ta đang lui tới học tập.

 

Vì chỉ thấy những cái đó nên lớp người mới này đã hiểu một cách mơ hồ, thậm chí không đúng với bản chất của chế độ thực dân Pháp trong quá khứ.

 

Nhưng rất tiếc cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu nào viết đầy đủ về thời gian người Pháp cai trị xứ Nam Kỳ để lớp hậu sinh biết được sự thật về chế độ thực dân Pháp, về nỗi đau khổ của nhân dân ta dưới sự kìm kẹp của thực dân Pháp, biết được sự hy sinh xương máu của cha ông ta đã đổ ra mới có được nền độc lập ngày nay.

 

Trong thời gian sưu tầm tài liệu để viết cuốn Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, tôi có sưu tầm được một số lớn các sắc lệnh, nghị định suốt gần 100 năm của chính quyền thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ đăng trong bộ Bulletin Officiel de la Cochinchine Française và Bulletin Administratif de la Cochinchine Française về những gì người Pháp đã làm ở đây. Nay có dịp trở lại Trung tâm tìm hiểu thì hầu hết các số báo ấy đã bị mủn nát, không còn khai thác được nữa. Thiển nghĩ những gì tôi đã sưu tập được, nếu không đem ra công bố rộng rãi cũng sẽ cùng chung số phận như những số báo kia thì uổng quá. Vì vậy, không quản tuổi già sức yếu (94 tuổi) và khả năng có hạn, tôi tập hợp số tư liệu ấy trong một công trình biên khảo dưới nhan đề Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 - 1954) (gồm 2 tập) coi như một tập hợp các tài liệu gốc để sau này các nhà nghiên cứu trẻ sử dụng thực hiện những công trình giá trị và sâu sắc hơn.


Ván Bài Lật Ngửa: Trọn bộ
Book 17
3.7
·
Trong ngày toàn thắng vĩ đại 30 tháng 4 nǎm 1975 kết thúc quá trình phấn đấu lâu dài của dân tộc có phần hy sinh đóng góp thầm lặng của những chiến sĩ tình báo. Mặt trận mà họ chiến đấu hầu hết không nổ súng, lại là nơi thử thách nghiêm khắc nhất bộ thần kinh cùng các đòi hỏi cao lòng dũng cảm, trí thông minh, sự nhạy bén.


Ván bài lật ngửa phản ánh một trong vô số khía cạnh phong phú của cuộc đấu tranh giữa một thời điểm hết sức tế nhị của đất nước: sau hiệp định Genève. Câu chuyện có diễn biến nhanh, cách viết thông minh, lôi cuốn, lời thoại sắc sảo, Ván bài lật ngửa vừa tái hiện một cách sống động lịch sử, đồng thời mang lịch sử đến với người đọc một cách tinh tế, chân thực, gần gũi.


Với Ván bài lật ngửa, nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý không chỉ mô tả lịch sử “chính thống” ở cái bề nổi của nó, mà đi sâu khám phá cuộc sống muôn vẻ, sinh động diễn tiến bên dưới, cho chúng ta một cái nhìn bao quát mà chi tiết về cuộc đấu tranh ngầm nhưng không kém phần gay go, quyết liệt, góp phần làm nên thắng lợi chung.

***

Mời các bạn đón đọc Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý.

TẾT: Về cái Tết năm 1968 tại Miền Nam Việt Nam
Book 18
5.0
·
Với đầu đề bằng tiếng Việt nói trên, Don Oberdoifer, một nhà báo Mỹ có mặt tại Miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968) đã viết một cuốn sách về Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân (1968), một chiến dịch quân sự được Nhà bình luận Mỹ Matheu B.Ridgway so sánh với Oaterloo. Còn John Chaucellor của đài NBC thì gọi cuốn sách này "là một cuốn sách thật sự quan trọng, vì nó chỉ ra một nhà báo có tài với những nguồn tin tốt nhất đã có thể đi xa hơn những tài liệu của Lầu Năm Góc như thế nào".


Trong lời đề tựa cho một cuốn sách "đồ sộ" về tư liệu và được coi là một công trình có tính chất "tiên phong", tác giả viết:


"Đây là câu chuyện về một trong những sự kiện lớn nhất thời đại chúng ta và sự kiện này đã ra đời như thế nào. Đây là câu chuyện lớn về một chiến dịch quân sự với những tác động chính trị, liên quan đến các nhà lãnh đạo quân sự và các chiến sĩ của hai bên, đến những nhà báo mà những lời lẽ và phim ảnh của bước vào một trận chiến thuộc loại khác, đến những người dân phản ứng trước các sự kiện và hình ảnh, và đến các nhà lãnh đạo chính trị phải đương đầu với những hậu quả của nó.


"Đây là một câu chuyện về một bước ngoặt, khi người dân và các dân tộc đang tìm kiếm những cách nhìn nhận và hướng đi mới. Miêu tả một hành động quân sự không tính đến những hậu quả chính trị của nó, hay miêu tả một hành động chính trị mà không nói đến những yếu tố đang biến chuyển trên chiến trường, tức là mất đi một nửa.


Trong câu chuyện về cuộc tấn công "Tết", một cảm quan về mối quan hệ về những mối liên quan và không liên quan trong không gian và thời gian, cũng thiết yếu như là một cảm quan về sân khấu kịch vậy..."


Những tài liệu mà tác giả đã sưu tầm, sắp xếp một cách công phu, hết sức chi tiết và sống động hẳn sẽ đưa bạn đọc sống lại không khí của trang lịch sử hào hùng của dân tộc ta, và suy nghĩ đầy đủ hơn về sự kiện lịch sử quan trọng đó, mặc dù tác giả đứng trên quan điểm những lợi ích quốc gia của nước Mỹ.


Trong tài liệu dịch này, chúng tôi tập trung vào những điều tác giả viết về nội bộ Mỹ và Chính quyền VNCH, những sự hé mở cho ta nhiều tư liệu và nhận thức khi nhìn lại sự kiện lớn lao đã xảy ra cách đây 20 năm, và tước bỏ đi những phần và những đoạn thấy không cần thiết và thực bổ ích.

Cuộc Chiến Bí Mật Chống Hà Nội
Book 19
5.0
·
Cuốn sách Cuộc Chiến Tranh Bí Mật Chống Hà Nội xuất bản năm 1999 của nhà nghiên cứu Mỹ, giáo sư Richard H Shultz, Jr đề cập đến một khía cạnh rất đặc biệt và bí mật của cuộc chiến tranh. Với các nguồn tài liệu tuyệt mật của CIA, Bộ quốc phòng và Nhà trắng được công bố, và đặc biệt là các cuộc phỏng vấn những người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và thực hiện cuộc chiến tranh bí mật, cuốn sách đi sâu phân tích tư tưởng chỉ đạo, dựng lại quá trình hoạt động, phân tích các nguyên nhân thất bại và trên cơ sở đó rút ra những bài học cần thiết cho nước Mỹ.

Có thể nói cuốn sách là một tổng kết khá đầy đủ của các nhà nghiên cứu Mỹ về các hoạt động bí mật chống phá miền Bắc trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Theo cuốn sách, từ năm 1961 đến 1972, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và CIA, Mỹ đã thành lập một tổ chức cực kỳ bí mật để tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc, điều hành hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến, tiến hành các hoạt động phá hoại trên biển và ngăn chặn đường mòn Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm rõ vai trò của giới lãnh đạo cao cấp nhất ở Washington và những toan tính của họ trong quyết định tiến hành các hoạt động bí mật chống miền Bắc. Qua những trang sách, các phương thức hoạt động, kể cả những thủ đoạn "bẩn thỉu" mà Mỹ sử dụng trong các hoạt động bí mật cũng được mô tả chi tiết. Mặc dù một số đánh giá, nhận định của tác giả mang tính phiến diện một chiều, do đó còn có những hạn chế nhất định, nhưng cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ một khía cạnh còn ít được nghiên cứu của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Xin giới thiệu bạn tìm đọc.

Lời Thú Nhận Muộn Mằn
Book 20
4.3
·
Marcel Bigeard giải ngũ năm 1975 với quân hàm tướng ba sao, được đề cao là viên tướng huyền thoại và đã từng được tổng thống Pháp bổ nhiệm làm quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng. Trong suốt bốn mươi năm binh nghiệp của mình, Bigeard đã ba lần sang tham chiến ở Đông Dương từ 10/45 đến 10/54. “Pour une parcelle de gloire” - Vì một mảnh của vinh quang - là cuốn hồi ký kể từ những ngày đầu nhập ngũ (1936) cho đến ngày giải ngũ (1975) của M. Bigeard.

“Lời thú nhận muộn mằn” là đoạn trích hai phần quan trọng trong cuốn hồi ký này, tác giả thuật lại quãng đời trong chín năm với ba lần sang tham chiến ở Đông Dương. Quá nửa cuốn sách, tác giả viết về thời kỳ phục vụ ở Đông Dương lần thứ ba với cương vị chỉ huy tiểu đoàn dù số 6 (10/52 - 5/54). Tiểu đoàn dù số 6 dưới sự dẫn dắt của thiếu tá Bigeard, nổi tiếng về kỷ luật nghiêm, tinh thần cao, ý thức tốt. Nhưng qua năm mươi hai ngày (16/3 - 7/5) nhẩy dù xuống ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, từ gần một ngàn quân - sau rất nhiều lần bổ sung - tiểu đoàn 6 còn lại hai mươi lăm người. Bigeard thú nhận đây là những ngày bi thảm nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Đó cũng là trang sử bi thảm nhất của đạo quân viễn chinh Pháp - là kết cục tất yếu cho những kẻ xâm lược Việt Nam.

Mặc dù ngoài ý muốn của mình, Bigeard vẫn phê phán gay gắt chủ trương chiến lược của Navarre và Cogny. Bên cạnh đó ca ngợi tài thao lược của đại tướng Võ Nguyên Giáp, ca ngợi ý chí, lòng quả cảm của các chiến sĩ bộ binh ta. Lẽ tất nhiên, với danh dự và ý chí của một sĩ quan dù, M. Bigeard có sự huênh hoang, đề cao mình và quân dù trong cuốn sách. Một số trận đánh được Bigeard miêu tả như là chiến thắng của tiểu đoàn dù số 6, cũng như những con số thương vong của quân đội Việt Nam rõ ràng là có sự thổi phồng, phóng đại, chỉ có thể coi như những tư liệu để tham khảo, không có cơ sở để khẳng định là chính xác.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách “Lời thú nhận muộn mằn”, góp thêm một cái nhìn từ phía bên kia về chiến thắng lịch sử này với đông đảo bạn đọc xa gần.