Ván Bài Lật Ngửa: Trọn bộ

Tu sach Lich su Viet Nam Book 17 · NXB Trẻ
3.7
3 reviews
Ebook
2500
Pages

About this ebook

Trong ngày toàn thắng vĩ đại 30 tháng 4 nǎm 1975 kết thúc quá trình phấn đấu lâu dài của dân tộc có phần hy sinh đóng góp thầm lặng của những chiến sĩ tình báo. Mặt trận mà họ chiến đấu hầu hết không nổ súng, lại là nơi thử thách nghiêm khắc nhất bộ thần kinh cùng các đòi hỏi cao lòng dũng cảm, trí thông minh, sự nhạy bén.


Ván bài lật ngửa phản ánh một trong vô số khía cạnh phong phú của cuộc đấu tranh giữa một thời điểm hết sức tế nhị của đất nước: sau hiệp định Genève. Câu chuyện có diễn biến nhanh, cách viết thông minh, lôi cuốn, lời thoại sắc sảo, Ván bài lật ngửa vừa tái hiện một cách sống động lịch sử, đồng thời mang lịch sử đến với người đọc một cách tinh tế, chân thực, gần gũi.


Với Ván bài lật ngửa, nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý không chỉ mô tả lịch sử “chính thống” ở cái bề nổi của nó, mà đi sâu khám phá cuộc sống muôn vẻ, sinh động diễn tiến bên dưới, cho chúng ta một cái nhìn bao quát mà chi tiết về cuộc đấu tranh ngầm nhưng không kém phần gay go, quyết liệt, góp phần làm nên thắng lợi chung.

***

Mời các bạn đón đọc Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý.

Ratings and reviews

3.7
3 reviews

About the author

Trần Bạch Đằng (15 tháng 7 năm 1926 — 16 tháng 4 năm 2007) là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông còn là một nhà chính trị lão thành của Việt Nam, nguyên Phó trưởng ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Thành Ủy Sài Gòn. Ông cũng là tác giả của quyển tiểu thuyết Ván bài lật ngửa viết về một nhân vật tình báo trong Chiến tranh Việt Nam: Đại tá Phạm Ngọc Thảo, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý.

Ông tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại xã Hòa Thuận, Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Ông là cháu nội nhà chí sĩ yêu nước Trương Gia Mô (còn gọi là cụ Nghè Mô). Ông là một trong những học sinh thời kỳ đầu của Trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký (nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh).

Về sự nghiệp chính trị, ông tham gia cách mạng từ khi mới 17 tuổi. Năm 1946, ông đã được giao phụ trách tờ Chống xâm lăng của Thành ủy Sài Gòn. Năm 1951 làm tổng biên tập báo Nhân dân Miền Nam của Trung ương Cục. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, ông lần lượt đảm trách nhiều cương vị quan trọng như Bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban tuyên huấn Trung ương Cục, Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Năm 1976, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1978, ông là Phó ban Ban Dân vận Trung ương. Năm 1981, ông công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương; năm 1982 là chuyên gia công tác tư tưởng văn hóa, viết báo, văn, nghiên cứu khoa học xã hội, giúp trung ương và Chính phủ Việt Nam một số vấn đề về chiến lược tư tưởng, kinh tế - xã hội.

Về sự nghiệp văn chương, do ảnh hưởng của gia đình, lòng ham thích văn chương hình thành trong ông rất sớm. Năm 1943, ông đã có những bài thơ đầu tay như: Trên bờ Đồng NaiDấu cũChiếu rách mưa đêmDạy học lậu,...

Trong sự nghiệp của mình, ông có nhiều bút hiệu như: Hưởng TriềuNguyễn Hiểu TrườngNguyễn Trương Thiên LýTrần Quang,... và tham gia ở nhiều thể loại khác nhau.

Ông qua đời ở tuổi 81 vào hồi 10g55 ngày 16 tháng 4 năm 2007 (nhằm ngày 29 tháng 2 âm lịch) tại bệnh viện Chợ Rẫy vì ung thư phổi.

Tác phẩm:

Về văn xuôi, ông có nhiều tác phẩm mang tính thời sự như:

Bác Sáu Rồng (1975) truyện vừa

Một ngày của bí thư tỉnh ủy (1985)

Chân dung một quản đốc (1978) tiểu thuyết

Ngày về của ngoại (1985)

Về kịch nói, ông có:

Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951)

Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984)

Tình yêu và lời đáp (1985)

Một mùa hè oi ả (1986), Một mối tình (1987)

Về lĩnh vực điện ảnh, ông cũng tham gia nhiều kịch bản phim được đánh giá cao như:

Ông Hai Cũ (2 tập, 1985-1987)

Dòng sông không quên (1989)

Ván bài lật ngửa (8 tập, 1982-1988)

Ông cũng tham gia biên soạn hoặc làm chủ biên nhiều công trình khoa học như:

Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh

Địa chí Đồng Tháp Mười

Địa chí Sông Bé

Lịch sử Nam Bộ kháng chiến...

Về thể loại báo chí, ông được xem là một cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới của Việt Nam. Nổi bật nhất có Đổi mới - Đi lên từ thực tế (Nhà xuất bản Trẻ, 2000) gồm 112 bài tuyển chọn từ 1975-2000, với 3 phần: Thôi thúc của đổi mới (1975-1985), Gian nan những bước đầu (1986-1991), Chín năm cho một cuộc hồi sinh (1992-2000).

Tuy nhiên, ông gắn bó lâu dài với thể loại thơ hơn cả với các tập thơ:

Con đường miền Nam (1962) tập thơ, ký

Bài ca khởi nghĩa (1970)

Hành trình (1972) trường ca

Theo sóng Đồng Nai (1975)

Đất nước lại vào xuân (1978)

Những cái tên đồng bằng (1986)

Tuyển tập Hưởng Triều (1997)

Đánh giá:

Trần Bạch Đằng được đánh giá là một nhà báo có tài. Không phải vì ông đã "dính" với nghiệp báo hơn 60 năm, đã là nhà báo lão thành. Thâm niên trong nghề báo chỉ là một phần, nhiều khi khá nhỏ, quyết định bản lĩnh cũng như sự sắc sảo của một cây bút "nhật trình".

Trước khi là nhà báo (chuyên nghiệp) Trần Bạch Đằng là một nhà chính trị, một người lãnh đạo. Không biết điều đó có giúp gì cho ông với tư cách một nhà báo hay không, hoặc có ảnh hưởng gì tới quan điểm báo chí của ông không. Nhưng ngay sau khi rời khỏi vị trí lãnh đạo, ông lập tức trở lại với nghề báo; và lập tức trở thành một cây viết rất quen thuộc của rất nhiều tờ báo lớn.

Sau nhiều năm, tên ông thường xuất hiện trên các báo như: Sài Gòn Giải PhóngTuổi TrẻThanh NiênPhụ Nữ. Nhưng không chỉ báo lớn, nhiều khi cái tên "Trần Bạch Đằng" ký dưới bài viết còn xuất hiện ở rất nhiều tờ báo "nhỏ". Những lĩnh vực mà ngòi bút báo chí Trần Bạch Đằng "xới" tới khá rộng, từ chính trị tới xã hội, văn hóa, từ chống tham nhũng tới việc xây dựng một xã hội pháp quyền.

Không cực đoan nhưng luôn thẳng thắn trong quan điểm, luôn có "lửa" trong ngòi bút, những bài báo của Trần Bạch Đằng đã được đông đảo người đọc đón nhận một cách tích cực. Ngay cả trong những bài viết phân tích những vấn đề chính trị hay xã hội từ quan điểm của một nhà lãnh đạo (cựu lãnh đạo), ông vẫn đứng về phía người dân thường hay đứng, hay nghĩ, hay cảm.[cần dẫn nguồn]

Ông còn có rất nhiều tham gia tích cực, nhiều khi là can đảm không ngại đụng chạm để sự thật được nói lên. Một số bài báo của Trần Bạch Đằng đã thực sự là chỗ dựa công luận cho người dân. Một số bài báo khác đã thực sự tiếp thêm dũng khí cho người trung thực trong cuộc đấu tranh vì sự trong sạch của guồng máy công quyền, vì sự công bằng xã hội.[cần dẫn nguồn]

Qua những bài báo của ông có thể nhận thấy ông luôn giữ lý tưởng từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám ở miền Nam Việt Nam, khi ông là một thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền phong. Đó là làm sao để "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, và văn minh".

Vinh danh:

Tên ông được đặt cho tên đường tại các thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ, Rạch Giá. Năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đặt tên đường Trần Bạch Đằng cho đại lộ vòng cung thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Rate this ebook

Tell us what you think.

Reading information

Smartphones and tablets
Install the Google Play Books app for Android and iPad/iPhone. It syncs automatically with your account and allows you to read online or offline wherever you are.
Laptops and computers
You can listen to audiobooks purchased on Google Play using your computer's web browser.
eReaders and other devices
To read on e-ink devices like Kobo eReaders, you'll need to download a file and transfer it to your device. Follow the detailed Help Center instructions to transfer the files to supported eReaders.