2007年9月10日月曜日

Cổ phần hóa tại Nga hay xẻ thịt Nhà nước



10 năm trước đây, tổng thống Nga đặt bút ký phát hành tem phiếu gây tranh cãi: một tờ séc tượng trưng cho một phần tài sản quốc gia phân chia đều cho nam phụ lão ấu cả nước.

Đây là đứa con tinh thần của Anatoly Chubais, chủ tịch ủy ban công sản từ tháng 1/1992. Ý tưởng này thật đơn giản nhanh chóng chuyển quyền kiểm soát các mảng lớn của nền kinh tế công quản sang tay tư nhân. Thật nhanh chóng, một thiểu số đã tỏ ra xuất sắc trong việc thu mua các tem phiếu này. nghe nhac midi. Ủy ban công sản định giá toàn bộ tài sản quốc gia cỡ 150 tỷ rúp, dân số Nga khoảng 150 triệu, nên ấn định mệnh giá tem phiếu là 10.000 rúp (đổi được 40 đôla ngoài chợ đen). Chubais “thổi” với dân chúng rằng trị giá thật của mỗi tem phiếu phải là trên “10 chấm”, tức 150.000-200.000 rúp, và tới chừng đó mỗi người dân Nga có thể tậu được một lúc đến hai chiếc xe hơi Volga “deluxe” nhất nước Nga thời đó.

Trong thực tế “thiếu đói” lúc đó, chẳng mấy ai đủ tiền để cầm cự nên chỉ còn nước đem tem phiếu ra bán đổi lấy được một chai rượu, ai dư của thì thu gom hết, và cứ thế mà làm cổ đông các công ty cổ phần thoát thai từ kế hoạch cổ phần hóa này. Đợt cổ phần hóa đầu tiên năm 1992-1993 kết thúc với 85% xí nghiệp nhỏ và 82.000 xí nghiệp quốc doanh (tức 1/3 tổng số doanh nghiệp nhà nước) được giải tư.

Đến năm 1995, đợt cổ phần hóa thứ nhì diễn ra, lần này các công ty nhà nước lớn nhất được giải tư. Đến giữa năm 1996, công cuộc cổ phần hóa coi như đã hoàn tất. Cùng một “kịch bản” của đợt cổ phần hóa thứ nhất, các công nhân viên đều được chia một số cổ phiếu, số cổ phiếu còn lại bán ra ngoài, ai còn tiền dành dụm thì giữ lại, ai túng tiền thì bán, thậm chí bán “lúa non”. nghe nhac midi. Hầu hết số cổ phiếu và, tất nhiên, quyền làm chủ các cơ sở được cổ phần hóa đã rơi vào tay các con “cá mập” có chân trong bộ máy cầm quyền.

Cổ phần hóa lúc đó đang là bài bản mà các định chế quốc tế như IMF, WB, Bộ Ngân khố Mỹ (cổ đông lớn nhất của các định chế này) muốn chính phủ mới ở Nga áp dụng. Nhờ đó, chính phủ sẽ có tiền lấp đầy ngân sách, sẽ đem vốn về cho xí nghiệp, sẽ tạo động lực lao động vì lợi ích bản thân...

Song bài bản một đằng, áp dụng kiểu Nga lại là một nẻo. Tháng 10/1994, ông Chubais bị đá văng khỏi ghế chủ tịch ủy ban công sản, thay vào đó là Vladimir Polevanov. Sau đó đến lượt Petr Mostovoy, một đồng minh của Chubais, rồi thì hai người khác. Sau cuộc bầu cử năm 1996, chương trình cổ phần hóa lại tiếp tục, chủ yếu tập trung vào các xí nghiệp hàng đầu như YeES Rossii (điện lực), Rosgosstrakh (bảo hiểm)... Một lần nữa, công nhân viên các đơn vị này lại “bán như cho” các cổ phiếu của họ. Từ các đợt cổ phần hóa này, nghe nhac midi, chỉ 5 năm đã xuất hiện một lớp tỷ phú mới ở Nga, tài sản quốc gia từ chỗ là của chung nay trở thành của riêng của một lớp người nhờ đang “ngồi trước” mà “ăn trên”.